Giảm giá 50% giá mua đồng xèng cho người chơi trò chơi điện tử có thưởng có được không? Nếu không thì bị xử lý thế nào?
- Việc công bố, cung cấp thông tin về trò chơi điện tử có thưởng được quy định như thế nào?
- Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng sẽ thực hiện quảng cáo ra sao?
- Giảm giá 50% giá mua đồng xèng cho người chơi trò chơi điện tử có thưởng thì có được không?
- Cố tình giảm giá 50% giá mua đồng xèng thì bị xử lý thế nào?
Việc công bố, cung cấp thông tin về trò chơi điện tử có thưởng được quy định như thế nào?
Việc công bố, cung cấp thông tin về trò chơi điện tử có thưởng được đề cập tại Điều 33 Nghị định 121/2021/NĐ-CP như sau:
- Doanh nghiệp có trách nhiệm niêm yết đầy đủ nội quy ra, vào cửa và công bố công khai đầy đủ Thể lệ trò chơi tại Điểm kinh doanh.
- Doanh nghiệp phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, số liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin đã công bố và cung cấp.
Giảm giá 50% giá mua đồng xèng cho người chơi trò chơi điện tử có thưởng có được không? Nếu không thì bị xử lý thế nào?
Doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng sẽ thực hiện quảng cáo ra sao?
Quảng cáo đối với trò chơi điện tử có thưởng được quy định tại Điều 34 Nghị định 121/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Chỉ những doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 42 Nghị định này mới được quảng cáo hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
- Nội dung quảng cáo bao gồm:
+ Tên, địa chỉ doanh nghiệp kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng;
+ Tên trò chơi điện tử có thưởng;
+ Vị trí Điểm kinh doanh;
+ Đối tượng được phép chơi theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
- Vị trí, hình thức quảng cáo
Doanh nghiệp chỉ được quảng cáo dưới hình thức bảng, biển hiệu đặt bên trong cơ sở lưu trú du lịch đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng nhưng phải đảm bảo người bên ngoài không nghe được, không nhìn thấy được nội dung quảng cáo.
- Ngoài các quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, doanh nghiệp không được quảng cáo hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dưới mọi hình thức và tuân thủ các quy định khác của pháp luật về quảng cáo.
Giảm giá 50% giá mua đồng xèng cho người chơi trò chơi điện tử có thưởng thì có được không?
Quy định về giảm giá, khuyến mại khi kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng tại Điều 35 Nghị định 121/2021/NĐ-CP gồm có:
- Doanh nghiệp được quyền thực hiện chính sách giảm giá đối với người chơi, mức giảm giá tối đa 2% trên tổng giá trị đồng tiền quy ước đã mua. Khi xác định giá tính thuế được tính theo nguyên tắc thực thu, đã trừ khoản giảm giá.
- Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối tượng được giảm giá, định mức giảm giá và phương thức xác định giá tính thuế được giảm trừ đối với từng sắc thuế quy định tại khoản 1 Điều này.
- Ngoài khoản giảm giá quy định tại khoản 1 Điều này, trường hợp doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ lưu trú, ăn uống, đi lại để khuyến mại cho người chơi thì các khoản khuyến mại này chỉ được hạch toán vào chi phí theo tỷ lệ quy định của pháp luật hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp. Tổng chi phí để làm căn cứ xác định mức chi phí khuyến mại tối đa là tổng chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp, không bao gồm chi phí khuyến mại và chi phí trả thưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp không được khuyến mại cho người chơi dưới mọi hình thức khác.
- Doanh nghiệp khi thực hiện các hoạt động khuyến mại ngoài việc thực hiện các quy định của Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về khuyến mại có liên quan.
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được giảm tối đa 2% việc mua đồng xèng trên tổng giá trị đồng tiền quy ước đã mua cho người chơi. Việc giảm 50% đồng xèn cho người chơi là không đúng theo quy định pháp luật.
Cố tình giảm giá 50% giá mua đồng xèng thì bị xử lý thế nào?
Theo Điều 50 Nghị định 137/2021/NĐ-CP thì hành vi giảm giá đồng xèng 50% có thể bị xử phạt hành chính, cụ thể:
"Điều 50. Hành vi vi phạm quy định về giảm giá, khuyến mại, quảng cáo và chế độ quản lý tài chính
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm về chế độ quản lý tài chính do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về giảm giá, khuyến mại theo quy định của pháp luật.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quảng cáo hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng theo quy định của pháp luật;
b) Nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định của pháp luật về kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ nội dung và hình thức quảng cáo không đúng quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều này."
Như vậy, khi giảm giá đồng xèng 50% thì doanh nghiệp kinh doanh sẽ có thể bị phạt lên đến 60.000.000 đồng cùng với việc bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng lên đến 02 tháng.
Lưu ý, mức phạt tiền nói trên áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ lần đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?