Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục sư phạm như thế nào?
Ngày 22/9/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 5155/BGDĐT-GDĐH năm 2023 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm.
Nhiệm vụ chung năm học 2023-2024 đối với giáo dục sư phạm là gì?
Theo đó, tại Mục 1 Công văn 5155/BGDĐT-GDĐH năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra nhiệm vụ chung năm học 2023-2024 đối với giáo dục sư phạm như sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; Nghị quyết của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các nhiệm vụ được giao tại Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết phát triển các Vùng kinh tế; các nghị quyết, kết luận của Đảng, Quốc hội và các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, văn bản của Bộ GDĐT về giáo dục đại học (GDĐH).
- Các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá bao gồm:
+ Tiếp tục đổi mới tư duy, nhận thức, nâng cao năng lực quản trị đại học, tháo gỡ các điểm nghẽn, khai thông các nguồn lực, đẩy mạnh triển khai tự chủ đại học đi vào chiều sâu và thực chất, gắn với mục tiêu nâng cao chất lượng và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học.
+ Hoàn thiện và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng để xây dựng văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học, lấy chất lượng làm nền tảng, là yêu cầu xuyên suốt trong mọi hoạt động giáo dục đại học; triển khai toàn diện các giải pháp bảo đảm chất lượng trong tuyển sinh, đào tạo, nghiên cứu khoa học; gắn kết chặt chẽ nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
+ Nghiên cứu, đề xuất và áp dụng các cơ chế, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính cho đào tạo và nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo; tăng cường hợp tác, khai thác các nguồn lực từ bên ngoài cho giáo dục đại học.
+ Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong toàn bộ hoạt động giáo dục đại học, từ hệ thống quản lý, tuyển sinh, đào tạo, gắn với cải cách hành chính, đổi mới phương pháp dạy và học, lấy tiến bộ của người học làm thước đo cho chất lượng, hiệu quả giảng dạy.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2023-2024 đối với giáo dục sư phạm như thế nào? (Hình từ internet)
Hướng dẫn về phương thức tuyển sinh năm 2024 thế nào?
Theo đó, tại tiểu mục 3 Mục II Công văn 5155/BGDĐT/GDĐH năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra giải pháp cụ thể về phương thức tuyển sinh năm 2024 như sau:
- Hoàn thiện đề án, phương thức tuyển sinh năm 2024, khắc phục các bất cập hiện nay trên cơ sở phân tích dữ liệu, trong đó đặc biệt lưu ý hoàn thiện các phương thức tuyển sinh theo hướng đơn giản hóa theo đúng Quy chế tuyển sinh hiện hành; tránh đưa ra những phương thức tuyển sinh phức tạp, gây khó khăn cho thí sinh.
- Xây dựng và công bố kịp thời các phương thức tuyển sinh cho năm 2025 trở đi, khi có thí sinh bắt đầu tốt nghiệp Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 cần bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nội dung, cấu trúc của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
- Riêng đối với các cơ sở đào tạo có ngành đào tạo giáo viên: cần chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả Nghị định 71/2020/NĐ-CP và Nghị định 116/2020/NĐ-CP; gắn kết chặt chẽ giữa năng lực đào tạo, bồi dưỡng với yêu cầu về số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục nhằm tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo và đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên được hướng dẫn ra sao?
Tại tiểu mục 2 Mục II Công văn 5155/BGDĐT/GDĐH năm 2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên như sau:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên; rà soát, cử giảng viên tham gia Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở GDĐH đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo giai đoạn 2022 - 2030 (Đề án 89) bảo đảm đúng đối tượng, phù hợp với yêu cầu thực tiễn của cơ sở đào tạo.
- Xây dựng chế độ làm việc, đánh giá và đãi ngộ giảng viên nhằm thu hút và giữ ổn định đội ngũ giảng viên trình độ cao, bảo đảm duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội.
- Tăng cường bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giảng viên; tạo môi trường nghiên cứu để mỗi giảng viên, cán bộ quản lý có thể tự phát huy năng lực nghiên cứu khoa học của cá nhân; gắn kết nghiên cứu với giảng dạy, hợp tác nghiên cứu với các giảng viên trong và ngoài nước, hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?