Hỗ trợ dành cho nạn nhân của mua bán người gồm những chế độ gì? Việc hỗ trợ y tế của nạn nhân mua bán người được thực hiện ra sao?

Cho hỏi rằng hỗ trợ dành cho nạn nhân của mua bán người gồm những chế độ nào? Bên cạnh đó thì việc hỗ trợ y tế của nạn nhân mua bán người được thực hiện ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Lê Hồng đến từ Thành Phố Hồ Chí Minh.

Hỗ trợ dành cho nạn nhân của mua bán người gồm những chế độ gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Đối tượng và chế độ hỗ trợ
1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:
a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;
b) Hỗ trợ y tế;
c) Hỗ trợ tâm lý;
d) Trợ giúp pháp lý;
đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;
e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.
2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.
...

Theo đó, chế độ hỗ trợ dành cho nạn nhân của mua bán người gồm:

+ Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;

+ Hỗ trợ y tế;

+ Hỗ trợ tâm lý;

+ Trợ giúp pháp lý;

+ Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;

+ Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

Mua bán người

Mua bán người (Hình từ Internet)

Việc hỗ trợ y tế của nạn nhân mua bán người được thực hiện ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Hỗ trợ y tế
Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nếu nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.

Bên cạnh đó tại Điều 20 Nghị định 09/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Hỗ trợ y tế
1. Đối tượng hỗ trợ gồm nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
2. Chế độ hỗ trợ y tế gồm chi phí khám bệnh và chi phí chữa bệnh.
3. Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe. Trường hợp nạn nhân bị ốm nặng phải chuyển đến cơ sở y tế điều trị thì chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế do nạn nhân hoặc gia đình nạn nhân tự thanh toán.
Đối với nạn nhân thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người chưa thành niên được cơ sở hỗ trợ nạn nhân hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho các đối tượng tương ứng. Đối với nạn nhân không còn thân nhân được cơ sở hỗ trợ chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo mức bằng mức quỹ bảo hiểm y tế chi trả cho đối tượng thuộc hộ nghèo.
Trường hợp đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế còn thời hạn sử dụng thì được quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
4. Trường hợp nạn nhân chết trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, sau 24 (hai mươi bốn) giờ, kể từ khi có kết luận của các cơ quan có thẩm quyền mà thân nhân không đến kịp hoặc không có điều kiện mai táng thì cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm tổ chức mai táng. Chi phí giám định pháp y, chi phí mai táng thực hiện theo quy định đối với đối tượng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội.
5. Căn cứ quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này và tình hình thực tế của địa phương, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân lập dự toán chi phí hỗ trợ y tế hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, việc hỗ trợ y tế của nạn nhân mua bán người sẽ thực hiện theo quy định trên.

Nạn nhân mua bán người được hỗ trợ tâm lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Phòng chống mua bán người 2011 như sau:

Hỗ trợ tâm lý
Nạn nhân được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân
...

Bên cạnh đó tại Điều 21 Nghị định 09/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Hỗ trợ tâm lý
1. Đối tượng hỗ trợ gồm nạn nhân trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.
2. Chế độ hỗ trợ tâm lý cho nạn nhân gồm tư vấn, tham vấn tâm lý cho nạn nhân và thực hiện các liệu pháp trị liệu nhóm.
3. Cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm tổ chức các hoạt động hỗ trợ giúp nạn nhân ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú, Đối với nạn nhân là người chưa thành niên, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm liên hệ, đánh giá về mức độ an toàn đối với nạn nhân khi trở về gia đình hoặc nơi cư trú trước khi đưa nạn nhân trở về.

Theo đó, việc hỗ trợ tâm lý của nạn nhân mua bán người thực hiện như trên.

Mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo về nạn buôn bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Pháp luật
Đã có Luật Phòng, chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15? Tải Luật Phòng, chống mua bán người 2024 ở đâu?
Pháp luật
Ngày 30 tháng 7 là ngày gì? Ngày 30 tháng 7 là thứ mấy? Có gì đặc biệt ngày 30 tháng 7 năm 2024 hay không?
Pháp luật
Cha mẹ có hành vi bán con thì có vi phạm pháp luật không? Hành vi bán con thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người có cần đảm bảo chủ quyền độc lập hay không? Có cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế hay không?
Pháp luật
Hành vi mua bán người để bóc lột tình dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người?
Pháp luật
Chi tiết nhiệm vụ và giải pháp trong Kế hoạch phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 ra sao?
Pháp luật
6 nội dung trong kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và phòng, chống mua bán người năm 2024 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán người
2,693 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào