Căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán người từ 1/7/2025 như thế nào? Đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân ra sao?

Căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán người từ 1/7/2025 như thế nào? Đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân ra sao?

Căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán người từ 1/7/2025 như thế nào?

Căn cứ Điều 32 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán người như sau:

(1) Việc xác định nạn nhân căn cứ vào tài liệu, chứng cứ sau đây:

- Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;

- Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;

- Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;

- Thông tin, tài liệu do cơ quan, tổ chức khác trong nước cung cấp;

- Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, người thân thích của họ cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi mua bán người cung cấp;

- Lời khai, tài liệu do nạn nhân khác hoặc những người biết sự việc cung cấp;

- Tài liệu, chứng cứ hợp pháp khác.

(2) Trường hợp cơ quan có thẩm quyền căn cứ quy định tại (1) nhưng chưa chứng minh được một người có phải là nạn nhân hay không, sau khi xác minh lý lịch, thời gian vắng mặt tại nơi cư trú, lý do vắng mặt phù hợp với lời khai của họ về việc bị mua bán thì xem xét các dấu hiệu sau đây để xác định họ là nạn nhân:

- Người đó được phát hiện, giải cứu cùng với nạn nhân khác;

- Người đó đã có thời gian chung sống cùng với nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi mua bán người giam giữ, quản lý và bị đối xử như nạn nhân này;

- Người đó có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu theo xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền hoặc bị xâm hại bởi hành vi nhằm mục đích vô nhân đạo khác quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Phòng, chống mua bán người 2024;

- Người thân thích trình báo về việc mất tích của họ trong thời gian họ vắng mặt tại nơi cư trú;

- Căn cứ hợp pháp khác có cơ sở để tin rằng người đó là nạn nhân.

Căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán người từ 1/7/2025 như thế nào? Đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân ra sao?

Căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán người từ 1/7/2025 như thế nào? Đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân ra sao? (Hình ảnh Internet)

Đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người ra sao?

Căn cứ Điều 37 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân mua bán người như sau:

- Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được hưởng chế độ hỗ trợ sau đây:

+ Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu;

+ Hỗ trợ y tế;

+ Hỗ trợ phiên dịch;

+ Hỗ trợ pháp luật;

+ Trợ giúp pháp lý;

+ Hỗ trợ chi phí đi lại;

+ Hỗ trợ tâm lý;

+ Hỗ trợ học văn hóa;

+ Hỗ trợ học nghề, tư vấn, tạo điều kiện để có việc làm;

+ Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

- Người dưới 18 tuổi đi cùng nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều 37 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

- Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là công dân Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng đang ở nước ngoài được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm d khoản 1 Điều 37 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

Người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam và người dưới 18 tuổi đi cùng ở trong nước được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 1 Điều 37 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

- Nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam thì tùy từng trường hợp được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và g khoản 1 Điều 37 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

- Chính phủ quy định chi tiết Điều 37 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

Biện pháp bảo vệ và thẩm quyền áp dụng trong quá trình xác định nạn nhân bị mua bán người như thế nào?

Căn cứ Điều 35 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 quy định về biện pháp bảo vệ và thẩm quyền áp dụng trong quá trình xác định nạn nhân bị mua bán người như sau:

(1) Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 là người tố cáo thì áp dụng các biện pháp bảo vệ họ theo quy định của pháp luật về tố cáo.

(2) Trường hợp đối tượng quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 là người tham gia tố tụng hình sự thì áp dụng các biện pháp bảo vệ họ theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

(3) Đối tượng quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống mua bán người 2024 nếu không thuộc trường hợp quy định tại (1) và (2) thì áp dụng các biện pháp bảo vệ sau đây:

- Bố trí nơi tạm lánh khi họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;

- Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại, đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

(4) Người được bảo vệ từ chối hoặc không chấp hành đầy đủ biện pháp bảo vệ do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng thì tự chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, người thân thích của mình.

Trường hợp người được bảo vệ từ chối biện pháp bảo vệ do bị đe dọa hoặc bị ép buộc thì cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền vẫn áp dụng biện pháp bảo vệ.

(5) Cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền khác áp dụng biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.

(6) Chính phủ quy định chi tiết các khoản 3, 4 và 5 Điều 35 Luật Phòng, chống mua bán người 2024.

Lưu ý: Luật Phòng, chống mua bán người 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.

Mua bán người
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Căn cứ để xác định nạn nhân bị mua bán người từ 1/7/2025 như thế nào? Đối tượng và chế độ hỗ trợ nạn nhân ra sao?
Pháp luật
Khi nào đưa người đi lao động nước ngoài sẽ thuộc Tội buôn người? Buôn người dưới 16 tuổi mức phạt có nặng hơn không?
Pháp luật
Buôn người là gì? Những thủ đoạn buôn người phổ biến? Trình báo nạn buôn người với cơ quan nào?
Pháp luật
Tiếp nhận, xác minh người đến trình báo về nạn buôn bán người từ ngày 1/7/2025 như thế nào?
Pháp luật
Đã có Luật Phòng, chống mua bán người 2024, số 53/2024/QH15? Tải Luật Phòng, chống mua bán người 2024 ở đâu?
Pháp luật
Ngày 30 tháng 7 là ngày gì? Ngày 30 tháng 7 là thứ mấy? Có gì đặc biệt ngày 30 tháng 7 năm 2024 hay không?
Pháp luật
Cha mẹ có hành vi bán con thì có vi phạm pháp luật không? Hành vi bán con thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế phòng chống mua bán người có cần đảm bảo chủ quyền độc lập hay không? Có cần phải tuân thủ các điều ước của quốc tế hay không?
Pháp luật
Hành vi mua bán người để bóc lột tình dục có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tối đa bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mua bán người
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
12 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mua bán người

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mua bán người

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào