Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người?
Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người?
Hiện hành, tại khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống mua bán người 2011 quy định nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như sau:
Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân:
a) Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân;
b) Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở;
c) Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân;
d) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;
đ) Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;
e) Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú;
g) Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.
Như vậy, các nhiệm vụ này bao gồm tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân, thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và y tế, giáo dục kỹ năng sống và hướng nghiệp, đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng, cung cấp thông tin về chính sách và dịch vụ hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, phối hợp đưa nạn nhân về nơi cư trú và phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 44 dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người có nêu cơ quan, tổ chức tổ chức thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân như sau:
Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
- Cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân:
+ Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân;
+ Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở;
+ Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân;
+ Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;
+ Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống hành vi quy định tại Điều 3 của dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người.
+ Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa người đang trong quá trình xác định là nạn nhân, nạn nhân về nơi cư trú;
+ Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.
Như vậy, trên đây là nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập hỗ trợ cho người đang trong quá trình xác định là nạn nhân và nạn nhân của nạn buôn bán người.
>> Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi): Tải về
Từ ngày 01/7/2025 nhiệm vụ của các cơ sở bảo trợ xã hội công lập như thế nào tại dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người? (Hình ảnh Internet)
Hiện nay, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện các dịch vụ gì để hỗ trợ nạn nhân mua bán người?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH quy định cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện các dịch vụ để hỗ trợ nạn nhân mua bán người như sau:
Các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân
Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện các dịch vụ sau để hỗ trợ nạn nhân:
1. Tiếp nhận, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và bảo vệ nạn nhân:
a) Tiếp nhận nạn nhân do các cơ quan chức năng chuyển đến, bố trí nơi ăn, ở phù hợp với giới tính, lứa tuổi; hỗ trợ nạn nhân quần áo, vật dụng sinh hoạt cá nhân cần thiết trong thời gian nạn nhân lưu trú tại cơ sở;
b) Hỗ trợ cơ quan chức năng thu thập thông tin liên quan đến tội phạm mua bán người và bảo vệ các quyền hợp pháp của nạn nhân trong quá trình tham gia tố tụng. Trường hợp nạn nhân là trẻ em, người chưa thành niên, phải làm các thủ tục cử người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân theo quy định của pháp luật.
2. Hỗ trợ y tế, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý:
a) Tổ chức khám, điều trị các bệnh thông thường cho nạn nhân; trường hợp vượt quá điều kiện chuyên môn y tế của cơ sở phải chuyển đến cơ sở y tế phù hợp;
b) Bố trí cán bộ có chuyên môn tổ chức việc tư vấn, tham vấn giúp nạn nhân ổn định tâm lý, thực hiện các biện pháp can thiệp khủng hoảng tâm lý đối với nạn nhân khi cần thiết;
c) Liên hệ, giới thiệu nạn nhân tới các Trung tâm trợ giúp pháp lý để hỗ trợ nạn nhân bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối với nạn nhân cần sự trợ giúp pháp lý.
3. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, xây dựng kế hoạch hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng:
a) Tư vấn về học văn hóa, học nghề, hướng nghiệp đối với nạn nhân có nhu cầu; liên hệ, giới thiệu, hỗ trợ nạn nhân tới các cơ sở giáo dục phù hợp, các chương trình dạy nghề miễn phí do các tổ chức, cá nhân cung cấp tại địa phương;
b) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân; cung cấp cho nạn nhân các thông tin về chính sách, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng; phối hợp với cơ quan Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nạn nhân cư trú để liên hệ với gia đình hoặc người thân của nạn nhân trước khi đưa họ trở về;
c) Đối với nạn nhân là trẻ em, trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày trước khi hết thời hạn lưu trú, Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm thông báo cho gia đình (cha, mẹ hoặc người giám hộ) đón về nơi cư trú hoặc bố trí cán bộ đưa về bàn giao cho gia đình. Đối với trẻ em mồ côi, trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển chế độ hỗ trợ theo quy định đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo đó, cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân có trách nhiệm tổ chức thực hiện các dịch vụ sau để hỗ trợ nạn nhân như:
- Tiếp nhận, hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu và bảo vệ nạn nhân
- Hỗ trợ y tế, tư vấn tâm lý, trợ giúp pháp lý
- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề, xây dựng kế hoạch hỗ trợ nạn nhân hòa nhập cộng đồng
Như vậy, có thể thấy rằng cơ sở hỗ trợ nạn nhân sẽ thực hiện các dịch vụ như liệt kê trên.
Cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Thông tư 35/2013/TT-BLĐTBXH quy định cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn nhân như sau:
Cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn nhân
1. Cơ cấu tổ chức của cơ sở hỗ trợ nạn nhân gồm có 01 (một) Giám đốc, 01 (một) đến 02 (hai) Phó Giám đốc và các bộ phận nghiệp vụ, gồm:
a) Bộ phận tiếp nhận, hành chính, bảo vệ;
b) Bộ phận quản lý, tư vấn;
c) Bộ phận hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
2. Căn cứ vào quy mô của cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Giám đốc cơ sở quyết định thành lập các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nạn nhân. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận nghiệp vụ do Giám đốc quyết định.
Theo đó, cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người sẽ gồm:
Có 01 (một) Giám đốc, 01 (một) đến 02 (hai) Phó Giám đốc và các bộ phận nghiệp vụ.
- Bộ phận tiếp nhận, hành chính, bảo vệ;
- Bộ phận quản lý, tư vấn;
- Bộ phận hỗ trợ hòa nhập cộng đồng.
Như vậy, có thể thấy rằng cơ sở hỗ trợ nạn nhân mua bán người được tổ chức bao gồm các nhân sự và các bộ phận như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?