Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật phòng, chống mua bán người 2011 số 66/2011/QH12 áp dụng 2024

Số hiệu: 66/2011/QH12 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 29/03/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 66/2011/QH12

Hà Nội, ngày 29 tháng 03 năm 2011

LUẬT

PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật phòng, chống mua bán người,

Chương 1

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi mua bán người và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; tiếp nhận, xác minh, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân; hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người; trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong phòng, chống mua bán người.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bóc lột tình dục là việc ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.

2. Nô lệ tình dục là việc một người do bị lệ thuộc mà buộc phải phục vụ nhu cầu tình dục của người khác.

3. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

4. Nạn nhân là người bị xâm hại bởi hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 3 của Luật này.

Điều 3. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Mua bán người theo quy định tại Điều 119 và Điều 120 của Bộ luật hình sự.

2. Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

3. Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác hoặc để thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

4. Cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

5. Môi giới để người khác thực hiện một trong các hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.

6. Trả thù, đe dọa trả thù nạn nhân, người làm chứng, người tố giác, người tố cáo, người thân thích của họ hoặc người ngăn chặn hành vi quy định tại Điều này.

7. Lợi dụng hoạt động phòng, chống mua bán người để trục lợi, thực hiện các hành vi trái pháp luật.

8. Cản trở việc tố giác, tố cáo, khai báo và xử lý hành vi quy định tại Điều này.

9. Kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân.

10. Tiết lộ thông tin về nạn nhân khi chưa có sự đồng ý của họ hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.

11. Giả mạo là nạn nhân.

12. Hành vi khác vi phạm các quy định của Luật này.

Điều 4. Nguyên tắc phòng, chống mua bán người

1. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.

2. Giải cứu, bảo vệ, tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân kịp thời, chính xác. Tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với nạn nhân.

3. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người.

4. Ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời, chính xác hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.

5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của Việt Nam và pháp luật, tập quán quốc tế.

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống mua bán người

1. Phòng, chống mua bán người là nội dung của chương trình phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và được kết hợp với việc thực hiện các chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.

2. Khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước tham gia, hợp tác, tài trợ cho hoạt động phòng, chống mua bán người và hỗ trợ nạn nhân; khuyến khích cá nhân, tổ chức trong nước thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân theo quy định của pháp luật.

3. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống mua bán người; bảo đảm chế độ, chính sách đối với người tham gia phòng, chống mua bán người bị thiệt hại về tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản theo quy định của pháp luật.

4. Hằng năm, Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người.

Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân

1. Đề nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ mình, người thân thích khi bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.

2. Được hưởng các chế độ hỗ trợ và được bảo vệ theo quy định của Luật này.

3. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

4. Cung cấp thông tin liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.

5. Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến vụ việc mua bán người.

Chương 2

PHÒNG NGỪA MUA BÁN NGƯỜI

Điều 7. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người

1. Thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và cộng đồng trong phòng, chống mua bán người; đề cao cảnh giác, tích cực tham gia phòng, chống mua bán người.

2. Nội dung thông tin, tuyên truyền, giáo dục bao gồm:

a) Chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người;

b) Thủ đoạn và tác hại của các hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;

c) Kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người;

d) Biện pháp, kinh nghiệm phòng, chống mua bán người;

đ) Trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống mua bán người;

e) Chống kỳ thị, phân biệt đối xử với nạn nhân;

g) Các nội dung khác có liên quan đến phòng, chống mua bán người.

3. Việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục được thực hiện bằng các hình thức sau đây:

a) Gặp gỡ, nói chuyện trực tiếp;

b) Cung cấp tài liệu;

c) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng;

d) Thông qua hoạt động tại các cơ sở giáo dục;

đ) Thông qua hoạt động văn học, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng và các loại hình văn hóa khác;

e) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.

4. Xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên ở cơ sở; huy động sự tham gia tích cực của các đoàn thể xã hội.

5. Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục cần được tăng cường đối với phụ nữ, thanh niên, thiến niên, nhi đồng, học sinh, sinh viên và những người cư trú tại khu vực biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và những địa bàn xảy ra nhiều vụ việc mua bán người.

Điều 8. Tư vấn về phòng ngừa mua bán người

1. Cung cấp kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người.

2. Cung cấp thông tin về thủ đoạn mua bán người và hướng dẫn kỹ năng ứng xử trong trường hợp có nghi ngờ về việc mua bán người.

3. Cung cấp thông tin về quyền, nghĩa vụ của nạn nhân và hướng dẫn cách thức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó.

Điều 9. Quản lý về an ninh, trật tự

1. Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, tăng cường kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn.

2. Giám sát các đối tượng có tiền án, tiền sự về mua bán người và các đối tượng khác có dấu hiệu thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.

3. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các thông tin về tàng thư, căn cước, lý lịch tư pháp phục vụ công tác phòng, chống mua bán người.

4. Tăng cường tuần tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, khu vực biên giới, hải đảo và trên biển nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.

5. Trang bị các phương tiện kỹ thuật tại các cửa khẩu quốc tế phục vụ cho việc nhận dạng người và phát hiện nhanh chóng, chính xác các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; nâng cấp các trang thiết bị kiểm soát, kiểm tra tại các chốt kiểm soát, cửa khẩu.

6. Quản lý công tác cấp giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong việc làm, cấp phát, quản lý và kiểm soát các loại giấy tờ tùy thân và giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh.

7. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nước có chung đường biên giới trong việc tuần tra, kiểm soát biên giới nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.

Điều 10. Quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ

Các hoạt động hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng phải được quản lý, kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn việc lợi dụng các hoạt động này để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này.

Điều 11. Lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội

Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện việc lồng ghép nội dung phòng ngừa mua bán người vào chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và chương trình khác về phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 12. Cá nhân tham gia phòng ngừa mua bán người

1. Tham gia các hoạt động phòng ngừa mua bán người.

2. Kịp thời báo tin, tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.

Điều 13. Gia đình tham gia phòng ngừa mua bán người

1. Cung cấp thông tin cho thành viên trong gia đình về thủ đoạn mua bán người và các biện pháp phòng, chống mua bán người.

2. Phối hợp với nhà trường, cơ quan, tổ chức và các đoàn thể xã hội trong phòng, chống mua bán người.

3. Chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân là thành viên của gia đình để họ hòa nhập cuộc sống gia đình và cộng đồng.

4. Động viên nạn nhân là thành viên của gia đình hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống mua bán người.

Điều 14. Nhà trường và các cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia phòng ngừa mua bán người

1. Quản lý chặt chẽ việc học tập và các hoạt động khác của học sinh, sinh viên, học viên.

2. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngoại khóa về phòng, chống mua bán người phù hợp với từng cấp học, ngành học.

3. Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên, học viên là nạn nhân học văn hóa, học nghề, hòa nhập cộng đồng.

4. Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống mua bán người.

Điều 15. Phòng ngừa mua bán người trong các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ

1. Các tổ chức, cơ sở hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực hỗ trợ kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, cho, nhận con nuôi, giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động, học tập ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, dịch vụ văn hóa, du lịch và các hoạt động kinh doanh, dịch vụ có điều kiện khác dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này có trách nhiệm:

a) Ký hợp đồng lao động bằng văn bản với người lao động; đăng ký lao động với cơ quan quản lý lao động địa phương;

b) Nắm thông tin về đối tượng được cung cấp dịch vụ và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu để phối hợp quản lý;

c) Cam kết chấp hành quy định của pháp luật về phòng, chống mua bán người;

d) Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động của tổ chức, cơ sở mình.

2. Người lao động làm việc tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này phải chấp hành quy định về quản lý hộ khẩu và ký cam kết không vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Điều 16. Cơ quan thông tin đại chúng tham gia phòng ngừa mua bán người

1. Đưa tin kịp thời, chính xác chủ trương, chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; phản ánh trung thực về tình hình mua bán người và công tác phòng, chống mua bán người; nêu gương các điển hình tiên tiến trong phòng, chống mua bán người, mô hình phòng, chống mua bán người có hiệu quả.

2. Giữ bí mật thông tin về nạn nhân.

3. Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người với các chương trình thông tin, tuyên truyền khác.

Điều 17. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tham gia phòng ngừa mua bán người

1. Tổ chức và phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về phòng, chống mua bán người; vận động nhân dân chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người, tích cực phát hiện, tố giác, tố cáo, ngăn chặn hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.

2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.

3. Tư vấn và tham gia tư vấn về phòng, chống mua bán người.

4. Tham gia dạy nghề, tạo việc làm và các hoạt động hỗ trợ khác giúp nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

5. Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người.

Điều 18. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phòng ngừa mua bán người

1. Tuyên truyền, giáo dục, vận động phụ nữ và trẻ em nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.

2. Tham gia xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên về phòng, chống mua bán người ở cơ sở.

3. Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 17 của Luật này.

Chương 3

PHÁT HIỆN, XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Điều 19. Tố giác, tin báo, tố cáo hành vi vi phạm

1. Cá nhân có nghĩa vụ tố giác, tố cáo hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này với cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) hoặc với bất kỳ cơ quan, tổ chức nào.

2. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác, tin báo, tố cáo về hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc kịp thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 20. Phát hiện hành vi vi phạm thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra

1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thường xuyên tự kiểm tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; trường hợp phát hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì phải xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông qua hoạt động kiểm tra, thanh tra chủ động phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này.

Điều 21. Phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm thông qua hoạt động nghiệp vụ phòng, chống tội phạm

Cơ quan, đơn vị, cá nhân trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ phòng, chống mua bán người có trách nhiệm thực hiện các hoạt động sau đây:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị hữu quan phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này tại các địa bàn được phân công phụ trách;

2. Áp dụng biện pháp nghiệp vụ trinh sát theo quy định để phát hiện, ngăn chặn các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;

3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan phục vụ cho việc phát hiện, điều tra và xử lý các hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 3 của Luật này;

4. Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ nạn nhân, người tố giác, người làm chứng, người thân thích của họ khi bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản.

Điều 22. Giải quyết tin báo, tố giác, tố cáo hành vi vi phạm

1. Việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm mua bán người được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2. Việc giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người được thực hiện theo pháp luật về tố cáo.

Điều 23. Xử lý vi phạm

1. Người thực hiện hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che, dung túng, xử lý không đúng hoặc không xử lý hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

3. Người giả mạo là nạn nhân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn phải hoàn trả khoản kinh phí hỗ trợ đã nhận.

Chương 4

TIẾP NHẬN, XÁC MINH VÀ BẢO VỆ NẠN NHÂN

MỤC 1. TIẾP NHẬN, XÁC MINH NẠN NHÂN

Điều 24. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán trong nước

1. Nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân có thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi gần nhất khai báo về việc bị mua bán. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận khai báo có trách nhiệm chuyển ngay người đó đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ quan, tổ chức có trụ sở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thông báo ngay với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.

2. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi nhận được thông báo của Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện việc tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân và phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân trong trường hợp họ chưa có một trong các giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này.

3. Sau khi tiếp nhận, căn cứ vào giấy tờ, tài liệu quy định tại Điều 28 của Luật này hoặc kết quả xác định thông tin ban đầu về nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét để thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại trong trường hợp nạn nhân tự trở về nơi cư trú; đối với nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; trường hợp nạn nhân cần được chăm sóc về sức khỏe, tâm lý và có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân. Đối với người chưa có giấy tờ, tài liệu chứng nhận là nạn nhân thì Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp tiến hành việc xác minh.

4. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn xác minh có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp có đủ điều kiện xác định là nạn nhân thì cơ quan đã tiến hành xác minh cấp giấy xác nhận nạn nhân cho họ.

Điều 25. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân được giải cứu

1. Cơ quan Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân có trách nhiệm thực hiện hỗ trợ các nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân trong trường hợp cần thiết và chuyển ngay người đó đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội gần nơi nạn nhân được giải cứu.

Cơ quan giải cứu có trách nhiệm cấp giấy xác nhận nạn nhân cho người được giải cứu trước khi chuyển giao; trường hợp người được giải cứu chưa được xác nhận là nạn nhân do chưa có đủ cơ sở thì sau khi tiếp nhận. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh nạn nhân theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.

2. Sau khi tiếp nhận nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 24 của Luật này. Trường hợp nạn nhân chưa được cơ quan giải cứu xác nhận là nạn nhân, thì trước khi thực hiện việc hỗ trợ chi phí đi lại hoặc chuyển giao nạn nhân cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp xác định thông tin ban đầu về nạn nhân.

Điều 26. Tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về

1. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân từ nước ngoài trở về qua cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) được thực hiện như sau:

a) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tiếp nhận và xử lý thông tin, tài liệu về nạn nhân và phối hợp với Bộ Công an trong việc xác minh nhân thân của nạn nhân, cấp giấy tờ cần thiết, làm thủ tục đưa họ về nước;

b) Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thực hiện việc tiếp nhận nạn nhân, nếu họ có nguyện vọng tự trở về nơi cư trú, thì hỗ trợ tiền tàu xe, tiền ăn trong thời gian đi đường và hướng dẫn họ làm thủ tục nhận chế độ hỗ trợ quy định tại các điều 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này. Trường hợp họ không có nơi cư trú hoặc có nguyện vọng được lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân thì chuyển giao họ cho những cơ sở này. Nạn nhân là trẻ em thì thông báo cho người thân thích đến nhận hoặc bố trí người đưa về nơi người thân thích cư trú; nạn nhân là trẻ em không nơi nương tựa thì làm thủ tục chuyển giao cho cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

2. Việc tiếp nhận nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài có đủ điều kiện trở về Việt Nam theo khuôn khổ thỏa thuận quốc tế song phương được thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế song phương đó.

3. Việc tiếp nhận, xác minh nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài tự trở về được thực hiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này.

Điều 27. Căn cứ để xác định nạn nhân

1. Một người có thể được xác định là nạn nhân khí có một trong những căn cứ sau đây:

a) Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của Luật này;

b) Người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Luật này.

2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.

Điều 28. Giấy tờ, tài liệu chứng nhận nạn nhân

1. Giấy xác nhận của cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy định tại khoản 4 Điều 24 của Luật này.

2. Giấy xác nhận của cơ quan giải cứu theo quy định tại Điều 25 của Luật này.

3. Giấy xác nhận của cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân.

4. Giấy tờ, tài liệu do cơ quan nước ngoài cấp đã được cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa lãnh sự chứng minh người đó là nạn nhân.

MỤC 2. BẢO VỆ NẠN NHÂN

Điều 29. Giải cứu, bảo vệ nạn nhân

Khi có căn cứ để cho rằng một người bị mua bán thì cơ quan, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 21 của Luật này có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết để giải cứu; trường hợp người đó bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản thì áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Điều 30. Bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của nạn nhân

1. Các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân và người thân thích của họ bao gồm:

a) Bố trí nơi tạm lánh khi nạn nhân, người thân thích của họ có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe;

b) Giữ bí mật về nơi cư trú, nơi làm việc, học tập của nạn nhân và người thân thích của họ;

c) Các biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của nạn nhân, người thân thích của họ theo quy định của pháp luật;

d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

2. Chính phủ quy định chi tiết về việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.

Điều 31. Bảo vệ bí mật thông tin về nạn nhân

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin về nạn nhân, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tòa án xem xét, quyết định việc xét xử kín đối với vụ án mua bán người theo yêu cầu của nạn nhân hoặc người đại diện hợp pháp của nạn nhân.

Chương 5

HỖ TRỢ NẠN NHÂN

Điều 32. Đối tượng và chế độ hỗ trợ

1. Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:

a) Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;

b) Hỗ trợ y tế;

c) Hỗ trợ tâm lý;

d) Trợ giúp pháp lý;

đ) Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;

e) Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

2. Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

Điều 33. Hỗ trợ nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại

Trong trường hợp cần thiết, nạn nhân được bố trí chỗ ở tạm thời, được hỗ trợ về ăn, mặc và các vật dụng cá nhân thiết yếu khác trên cơ sở điều kiện thực tế và đặc điểm về lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của nạn nhân. Nạn nhân có nguyện vọng trở về nơi cư trú mà không có khả năng chi trả tiền tàu xe và tiền ăn trong thời gian đi đường thì được hỗ trợ các khoản chi phí này.

Điều 34. Hỗ trợ y tế

Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nếu nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.

Điều 35. Hỗ trợ tâm lý

Nạn nhân được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Điều 36. Trợ giúp pháp lý

1. Nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại và được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.

2. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Điều 37. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề

1. Nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên.

2. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được xem xét hỗ trợ học nghề.

Điều 38. Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn

1. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu.

2. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Cơ quan, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân

1. Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiếp nhận nạn nhân, cơ quan Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển đã giải cứu nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu cho nạn nhân.

2. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện hỗ trợ chi phí đi lại cho nạn nhân trong trường hợp họ tự trở về nơi cư trú.

3. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ tâm lý, hỗ trợ y tế cho nạn nhân.

4. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân.

5. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện trợ cấp khó khăn ban đầu cho nạn nhân; phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện hỗ trợ y tế, hỗ trợ học văn hóa, học nghề cho nạn nhân.

Điều 40. Cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân

1. Cơ sở bảo trợ xã hội công lập thực hiện các nhiệm vụ sau đây trong việc hỗ trợ nạn nhân:

a) Tiếp nhận và bố trí nơi lưu trú cho nạn nhân;

b) Thực hiện chế độ hỗ trợ nhu cầu thiết yếu, hỗ trợ y tế, hỗ trợ tâm lý phù hợp với lứa tuổi, giới tính, nguyện vọng của nạn nhân và khả năng đáp ứng của cơ sở;

c) Giáo dục kỹ năng sống, hướng nghiệp cho nạn nhân;

d) Đánh giá khả năng hòa nhập cộng đồng của nạn nhân, cung cấp các thông tin về chính sách, chế độ, dịch vụ hỗ trợ nạn nhân tại cộng đồng;

đ) Cung cấp thông tin cần thiết cho các cơ quan chức năng để đấu tranh phòng, chống hành vi quy định tại Điều 3 của Luật này;

e) Phối hợp với các cơ quan hữu quan đưa nạn nhân về nơi cư trú;

g) Phối hợp với cơ quan Công an trong việc xác minh nạn nhân.

2. Cơ sở hỗ trợ nạn nhân do tổ chức, cá nhân Việt Nam thành lập để tham gia thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này phù hợp với giấy phép thành lập; việc thành lập và hoạt động không sử dụng ngân sách nhà nước.

Chính phủ quy định cụ thể điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập cơ sở hỗ trợ nạn nhân.

Chương 6

TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH PHỦ, CÁC BỘ, NGÀNH VÀ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Điều 41. Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người.

2. Bộ Công an chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 42 của Luật này.

3. Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan ngang bộ khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công an thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định tại các điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Luật này và pháp luật có liên quan.

4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người tại địa phương, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 52 của Luật này.

Điều 42. Trách nhiệm của Bộ Công an

1. Trong việc thực hiện quản lý nhà nước về phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Đề xuất với Chính phủ việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về phòng, chống mua bán người, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế có liên quan đến phòng, chống mua bán người;

b) Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan và chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch về phòng, chống mua bán người;

d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan ban hành và tổ chức thực hiện quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác phòng, chống mua bán người;

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện chế độ báo cáo thống kê về phòng, chống mua bán người; tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, nhân rộng các mô hình phòng, chống mua bán người;

e) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống mua bán người;

g) Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.

2. Trong công tác đấu tranh phòng, chống mua bán người, Bộ Công an có trách nhiệm:

a) Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đấu trang phòng, chống mua bán người;

b) Thực hiện quản lý an ninh, trật tự để phòng ngừa mua bán người;

c) Chỉ đạo cơ quan Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này;

d) Phát động phong trào toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh chống tội phạm, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Điều 43. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng

1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hữu quan tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân ở địa bàn khu vực biên giới, hải đảo tham gia các hoạt động phòng, chống mua bán người.

2. Chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mua bán người tại khu vực biên giới và trên biển theo quy định của pháp luật, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân theo quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này.

3. Thực hiện quản lý an ninh, trật tự tại khu vực biên giới, hải đảo và trên biển để phòng ngừa mua bán người.

4. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.

Điều 44. Trách nhiệm của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội

1. Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách hỗ trợ nạn nhân; hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ nạn nhân thuộc thẩm quyền.

2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác hỗ trợ nạn nhân.

3. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, phòng, chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em.

4. Hướng dẫn cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở hỗ trợ nạn nhân thực hiện việc hỗ trợ nạn nhân.

5. Phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo để chỉ đạo việc hỗ trợ y tế và hỗ trợ học văn hóa, học nghề.

6. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra công tác giới thiệu việc làm, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài, tuyển dụng người nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

7. Thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người theo thẩm quyền.

Điều 45. Trách nhiệm của Bộ Y tế

Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở y tế thực hiện việc phối hợp với cơ sở bảo trợ xã hội và cơ sở hỗ trợ nạn nhân trong hỗ trợ y tế cho nạn nhân.

Điều 46. Trách nhiệm của Bộ Ngoại giao

1. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện công tác bảo hộ đối với công dân Việt Nam là nạn nhân bị mua bán ra nước ngoài; phối hợp với cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và của nước ngoài thực hiện việc xác minh làm các thủ tục cần thiết để đưa nạn nhân là công dân Việt Nam về nước.

2. Phối hợp với Bộ Công an và cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.

Điều 47. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp

1. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng, hoàn thiện và theo dõi thi hành pháp luật về phòng, chống mua bán người.

2. Tổ chức, hướng dẫn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống mua bán người.

3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động hỗ trợ kết hôn, cho, nhận con nuôi nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

4. Hướng dẫn các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và các tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý cho nạn nhân bị mua bán theo quy định của pháp luật.

5. Phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan khác có thẩm quyền thực hiện hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người.

Điều 48. Trách nhiệm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

1. Chỉ đạo việc lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình văn hóa, du lịch, gia đình.

2. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch trong nước và quốc tế, hoạt động của cơ sở lưu trú du lịch, các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm phòng, chống việc lợi dụng các hoạt động này để mua bán người.

3. Tổ chức, hướng dẫn việc tuyên truyền về phòng, chống mua bán người ở cơ sở và trong hoạt động kinh doanh của cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch.

Điều 49. Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo

1. Chỉ đạo việc lồng ghép kiến thức phòng, chống mua bán người vào chương trình học tập ngoại khóa phù hợp với yêu cầu của từng cấp học, ngành học, việc tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống mua bán người cho học sinh, sinh viên, học viên.

2. Chỉ đạo nhà trường và các cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 14 của Luật này.

3. Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc đưa người đi học tập ở nước ngoài nhằm phòng, chống việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.

Điều 50. Trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông

1. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều 16 của Luật này.

2. Quản lý chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra, thanh tra cơ sở cung cấp dịch vụ Internet nhằm phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng hoạt động này để mua bán người.

Điều 51. Trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân

1. Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người; phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong đấu tranh phòng, chống mua bán người.

2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc thống kê tội phạm mua bán người.

Điều 52. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm:

a) Lồng ghép nội dung phòng, chống mua bán người vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội;

b) Tổ chức thực hiện công tác phòng, chống mua bán người;

c) Bố trí ngân sách cho công tác phòng, chống mua bán người;

d) Xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống mua bán người;

đ) Tổ chức thực hiện công tác quản lý an ninh, trật tự để phòng, chống mua bán người.

2. Cùng với việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban nhân dân cấp xã còn có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức, tạo điều kiện cho hoạt động tư vấn về phòng, chống mua bán người ở cơ sở

b) Tiếp nhận nạn nhân và thực hiện việc hỗ trợ cho nạn nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 24 của Luật này;

c) Tạo điều kiện cho nạn nhân hòa nhập cộng đồng.

Chương 7

HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG PHÒNG, CHỐNG MUA BÁN NGƯỜI

Điều 53. Nguyên tắc hợp tác quốc tế

Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tôn trọng độc lập, chủ quyền.

Điều 54. Thực hiện hợp tác quốc tế

1. Trên cơ sở các quy định của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác với các cơ quan hữu quan của các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong việc tăng cường năng lực pháp luật, thông tin, công nghệ và đào tạo về phòng, chống mua bán người.

2. Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam với các cơ quan hữu quan của nước ngoài để giải quyết vụ việc về mua bán người thực hiện theo quy định của các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Trong trường hợp Việt Nam và nước có liên quan không cùng tham gia điều ước quốc tế thì các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thực hiện việc hợp tác quốc tế trên nguyên tắc có đi có lại, phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

Điều 55. Hợp tác quốc tế trong việc giải cứu và hồi hương nạn nhân

1. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện để các cơ quan chức năng của Việt Nam hợp tác với các cơ quan hữu quan của nước ngoài trong việc giải cứu, bảo vệ nạn nhân bị mua bán.

2. Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi trong việc hồi hương nạn nhân là người nước ngoài trở về nước mà người đó có quốc tịch hoặc có nơi thường trú cuối cùng; áp dụng các biện pháp để việc hồi hương nạn nhân được tiến hành theo đúng pháp luật và thỏa thuận quốc tế giữa Việt Nam với các nước, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

Điều 56. Tương trợ tư pháp

Quan hệ tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và nước có liên quan được thực hiện trên cơ sở các điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước đó cùng là thành viên hoặc trên nguyên tắc có đi có lại phù hợp với pháp luật của Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế.

Nhà nước Việt Nam dành ưu tiên cho nước ký kết điều ước quốc tế song phương với Việt Nam sự tương trợ tư pháp trong hoạt động phòng, chống mua bán người.

Chương 8

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 57. Hiệu lực thi hành

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

Điều 58. Hướng dẫn thi hành

Chính phủ quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2011.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Phú Trọng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 66/2011/QH12

Hanoi, March 29, 2011

 

LAW

ON HUMAN TRAFFICKING PREVENTION AND COMBAT

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10;

The National Assembly promulgates the Law on Human Trafficking Prevention and Combat.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Law provides the prevention, detection and handling of human trafficking acts and other acts in violation of the law on human trafficking prevention and combat: receipt, verification and protection of and support for victims; international cooperation in human trafficking prevention and combat: and responsibilities of the Government, ministries, sectors and localities for human trafficking prevention and combat.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

In this Law, the terms below are construed as follows:

1. Sexual exploitation means forcing a person to prostitution or to be the subject of a pornographic publication or show or to sexual slavery.

2. Sexual slavery means forcing a person, due to his/her dependence, to satisfy the sexual demand of another person.

3. Forced labor means using force or threatening to use force or using other tricks to force a person to work against his/her will.

4. Victim means a person who is infringed upon by an act specified in Clause I. 2 or 3. Article 3 of this Law.

Article 3. Prohibited acts

1. Trafficking in persons under Articles 119 and 120 of the Penal Code.

2. Transferring or receiving persons for sexual exploitation, forced labor or removal of human organs or other inhuman purposes.

3. Recruiting, transporting or harboring persons for sexual exploitation, forced labor, removal of human organs or other inhuman purposes or for committing an act specified in Clause 1 or 2 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Acting as a broker for others to commit an act specified in Clause 1.2 or 3 of this Article.

6. Taking revenge or threatening to take revenge on victims, witnesses, reporting persons, denunciators or their relatives or persons stopping the acts specified in this Article.

7. Taking advantage of human trafficking prevention and combat activities for self-seeking purposes or for committing unlawful acts.

8. Obstructing the reporting, denunciation and handling of the acts specified in this Article.

9. Stigmatizing or discriminating against victims.

10. Disclosing information on victims without their consent or their lawful representatives'.

11. Impersonating victims.

12. Committing other violations of this Law.

Article 4. Principles of human trafficking prevention and combat

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To promptly rescue, protect and receive, accurately verify, and support victims. To respect the rights and legitimate interests of victims and neither stigmatize nor discriminate against them.

3. To bring into play the roles and responsibilities of individuals, families, communities, agencies and organizations for human trafficking prevention and combat.

4. To prevent, detect and strictly, promptly and properly handle the acts specified in Article 3 of this Law.

5. To promote international cooperation in human trafficking prevention and combat in accordance with the Constitution and laws of Vietnam and international laws and practices.

Article 5. State policies on human trafficking prevention and combat

1. Human trafficking prevention and combat are part of the program on prevention and combat of crimes and social evils and are combined in the implementation of other socio­economic development programs.

2. To encourage domestic and overseas agencies, organizations and individuals to participate and cooperate in and finance activities to prevent and combat human trafficking and support victims: to encourage domestic individuals and organizations to set up victim support establishments under law.

3. To commend and reward agencies, organizations and persons with outstanding performance in human trafficking prevention and combat: to ensure regimes and policies under law for persons who die or suffer health or property damage when participating in human trafficking prevention and combat activities.

4. The State shall annually allocate budget funds for human trafficking prevention and combat work.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To request competent agencies, organizations or persons to take measures to protect them or their relatives when they have or are threatened to have their life, health, honor, dignity or property infringed upon.

2. To receive support and protection under this Law.

3. To be compensated for damage under law.

4. To provide information relating to violations of the law on human trafficking prevention and combat to competent agencies, organizations and persons.

5. To comply with requests made by competent authorities concerning human trafficking cases.

Chapter II

HUMAN TRAFFICKING PREVENTION

Article 7. Information, communication and education about human trafficking prevention and combat

1. Information, communication and education about human trafficking prevention and combat aim to raise awareness and responsibilities of individuals, families, agencies, organizations and communities for human trafficking prevention and combat; to enhance their vigilance against human trafficking and active participation in human trafficking prevention and combat.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Policies and laws on human trafficking prevention and combat;

b/ Tricks and harms of the acts specified in Article 3 of this Law;

c/ How to behave in cases suspected of human trafficking:

d/ Measures for and experience in human trafficking prevention and combat:

e/ Responsibilities of individuals, families, agencies and organizations for human trafficking prevention and combat:

f/ Anti-stigmatization and discrimination against victims;

g/ Other contents related to human trafficking prevention and combat.

3. Information, communication and education are carried out through:

a/ Face-to-face meetings and talks;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The mass media;

d/ Activities at educational institutions:

e/ Literary, arts, community and other cultural activities:

f/ Other lawful forms.

4. To develop a network of grassroots communicators: to mobilize active participation of mass and social organizations.

5. To increase information, communication and education for women, young people, teenagers, children, pupils, students and inhabitants of border, island, deep-lying and remote areas, areas with socio-economic difficulties and areas with lots of human trafficking cases.

Article 8. Counseling on human trafficking prevention

1. To provide legal knowledge on human trafficking prevention and combat.

2. To provide information on human trafficking tricks and train in behaviors in cases suspected of human trafficking.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Management of security and order

1. To monitor demographic and household registration status through residence administration, increasingly examine permanent and temporary residence, slay and temporary absence stains in localities.

2. To supervise persons with previous criminal records on human trafficking and others showing signs of committing the acts specified in Clauses 1. 2. 3. 4 and 5. Article 3 of this Law.

3. To effectively manage and use information on personal archives, identity and judicial records in service of human trafficking prevention and combat.

4. To increase patrol and combat at border gates, in border and island areas and at sea to promptly detect and stop the acts specified in Clauses 1. 2. 3, 4 and 5. Article 3 of this Law.

5. To furnish technical devices at international border gates for identifying persons and promptly and precisely detecting forged papers and documents: to upgrade control and inspection equipment and devices at control posts and border gales.

6. To manage the grant of personal and entry-exit papers: to apply advanced technologies to making, granting, managing and controlling personal and entry-exit papers.

7. To coordinate with functional agencies of bordering countries in border patrol and control in order to prevent, detect and stop the acts specified in Clauses 1. 2. 3, 4 and 5. Article 3 of this Law.

Article 10. Management of business and service activities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Incorporation of human trafficking prevention into socio-economic development programs

The Government, ministries, sectors and localities should incorporate human trafficking prevention into programs on prevention and combat of crimes and social evils, vocational training, employment generation, poverty reduction, gender equality and child protection, program for the advancement of women and other socio-economic development programs.

Article 12. Human trafficking prevention by individuals

1. To participate in human trafficking prevention activities.

2. To promptly report and denounce the acts specified in Article 3 of this Law.

Article 13. Human trafficking prevention by families

1. To provide family members with information on human trafficking tricks and human trafficking prevention and combat measures.

2. To collaborate with schools, agencies, organizations and mass and social organizations in human trafficking prevention and combat.

3. To care for and assist victim family members to integrate into families and communities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 14. Human trafficking prevention by schools and educational and training institutions

1. To closely manage learning and other activities of pupils, students and trainees.

2. To carry out extra-curricular activities to communicate and educate about human trafficking prevention and combat appropriate to each educational level and discipline.

3. To create favorable conditions for victim pupils, students and trainees to follow general education or vocational training and integrate into the community.

4. To coordinate with families, agencies and organizations in taking measures to prevent and combat human trafficking.

Article 15. Human trafficking prevention at business and service organizations and establishments

1. Organizations and establishments doing business or providing services in marriage between Vietnamese citizens and foreigners, child adoption, job recommendation and sending of Vietnamese workers and trainees abroad, recruitment of foreigners to work in Vietnam, cultural and tourist services and other conditional business and service activities vulnerable to abuse for committing the acts specified in Clauses 1, 2. 3. 4 and 5. Article 3 of this Law, shall:

a/ Sign labor contracts with employees; register employees with local labor management agencies;

b/ Get information on those receiving their services and report it to competent authorities at their request for coordinated management;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d/ Coordinate with and create conditions for competent agencies to inspect and examine their activities.

2. Employees of the business and service establishments specified in Clause 1 of this Article shall observe regulations on residence administration and commit not to violating the law on human trafficking prevention and combat.

Article 16. Human trafficking prevention by mass media agencies

1. To promptly and accurately cover policies and laws on human trafficking prevention and combat; to truthfully reflect the situation of human trafficking and human trafficking prevention and combat; to praise persons with outstanding performance in human trafficking prevention and combat and effective models of human trafficking prevention and combat.

2. To keep confidential information on victims.

3. To incorporate human trafficking prevention and combat into other information, communication programs.

Article 17. Human trafficking prevention by the Vietnam Fatherland Front and its member organizations

1. To organize, and coordinate with concerned agencies and organizations in, public information work to disseminate policies and laws on human trafficking prevention and combat; to mobilize people to observe the law on human trafficking prevention and combat and actively detect, report, denounce and stop the acts specified in Article 3 of this Law.

2. To recommend to competent state agencies necessary measures to prevent, detect and handle the acts specified in Article 3 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. To participate in vocational training, employment generation and other support activities to assist victims to integrate into the community.

5. To oversee the observance of the law on human trafficking prevention and combat.

Article 18. Human trafficking prevention by the Vietnam Women's Union

1. To conduct communication and education to mobilize women and children to raise their sense of observance of the law on human trafficking prevention and combat.

2. To develop a network of grassroots communicators for human trafficking prevention and combat.

3. To perform the responsibilities provided in Article 17 of this Law.

Chapter III

DETECTION AND HANDLING OF VIOLATIONS OF THE LAW ON HUMAN TRAFFICKING PREVENTION AND COMBAT

Article 19. Reporting and denouncing violations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Agencies or organizations which detect or receive information on the acts specified in Article 3 of this Law shall process such information according to their competence or promptly report it to competent agencies under law.

Article 20. Detecting violations through examination and inspection

1. An agency or organization shall regularly examine the performance of its own functions and tasks, when detecting an act specified in Article 3 of this Law, it shall handle such act according to its competence, or propose to handle it under law.

2. A competent agency or organization which detects through examination or inspection an act specified in Article 3 of this Law shall handle such act according to its competence or propose to handle it under law.

Article 21. Detecting and stopping violations through professional crime prevention and combat

Agencies, units and persons under the People's Police and the People's Army assigned to prevent and combat human trafficking shall:

1. Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and units in, detecting, stopping and handling the acts specified in Clauses 1. 2, 3. 4 and 5. Article 3 of this Law in areas assigned to them:

2. Take professional reconnaissance measures under law to detect and stop the acts specified in Clauses 1. 2, 3, 4 and 5. Article 3 of this Law;

3. Request individuals, agencies and organizations to provide related information and documents for detecting, investigating and handling the acts specified in Clauses 1. 2, 3, 4 and 5. Article 3 of this Law;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 22. Processing reported information on and denunciations about violations

1. Reported information on human trafficking crimes shall be processed under the Criminal Procedure Code.

2. Denunciations about violations of the law on human trafficking prevention and combat shall be settled under the law on denunciations.

Article 23. Handling violations

1. A person who commits an act specified in Article 3 of this Article shall, depending on the nature and severity of his/her violation, be administratively handled or examined for penal liability. If causing damage, he/she shall compensate under law.

2. A person who takes advantage of his/her position or powers to cover up, tolerate, improperly handle or not to handle the acts specified in Article 3 of this Law shall, depending on the nature and severity of his/her violation, be disciplined or examined for penal liability. If causing damage, he/she shall compensate under law.

3. A person who impersonates a victim shall, apart from being handled under law. repay the funds he/she has received as a victim.

Chapter IV

RECEIPT, VERIFICATION AND PROTECTION OF VICTIMS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 24. Receipt and verification of domestically trafficked victims

1. A victim or his/her lawful representative may report on his/her trafficking to the commune-level People's Committee of the nearest locality or the nearest agency or organization. The receiving agency or organization shall promptly send this person to the commune-level People's Committee of the locality in which it is headquartered. The commune-level People's Committee shall promptly report such to the district-level Labor. War Invalids and Social Affairs Division. When necessary, the receiving commune-level People's Committee shall provide support to meet essential needs of the victim.

2. Within 3 days alter receiving a notice of a commune-level People's Committee, a district level Labor. War Invalids and Social Affairs Division shall receive and assist the victim and coordinate with the police office of the same level in checking initial information on the victim when such person does not have any papers and documents specified in Article 28 of this Law.

3. After receiving the victim, based on the papers and documents specified in Article 28 of this Law or verifications on the victim, the district level Labor. War Invalids and Social Affairs Division shall consider paying travel expenses for the victim to return to his/her place of residence by himself/herself. For a child victim, it shall notify a relative to receive the victim or assign a person to take the victim to his/her place of residence. For a victim who needs medical or psychological care and wishes to stay at a social security or victim support establishment or who is a helpless child, it shall carry out procedures to transfer the victim to the social security or victim support establishment. For a person who does not have papers or documents proving he/she is a victim, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall request the police office of the same level to make verification.

4. Within 20 days after receiving a request of the district-level Labor. War Invalids and Social Affairs Division, the district-level police office shall make verification and issue a written reply to the former. For a complicated case, the verification duration may be extended, but for not more than 2 months. If having sufficient grounds to determine the person as victim, the verifying agency shall grant a certificate of victim lo such person.

Article 25. Receipt and verification of rescued victims

1. The police office, border guard or marine police which has rescued a victim shall provide support to meet essential needs of the victim when necessary and promptly send him/her to the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division of the locality near the place the victim is rescued.

The rescue agency shall grant a certificate of victim to the rescued person before the transfer. When the rescued person has not been certified as victim due to lack of grounds, the district-level Labor, War Invalids and Social Affairs Division shall request the police office of the same level to make verification under Clause 4, Article 24 of this Law.

2. After receiving the victim, the district-level Labor. War Invalids and Social Affairs Division shall comply with Clause 3. Article 24 of this Law. If the rescued person has not been certified as victim by the rescue agency, before paying travel expenses or transferring him/her to a social security or victim support establishment, the district-level Labor. War Invalids and Social Affairs Division shall coordinate with the police office of the same level in checking initial information on such person.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The receipt and verification of a victim returning from abroad through an overseas Vietnamese diplomatic mission, consulate or another agency authorized to perform consular functions (below referred to as overseas Vietnamese representative agency) are conducted as follows:

a/ The overseas Vietnam representative agency shall receive and process information and documents on the victim and coordinate with the Ministry of Public Security in verifying the victim, grant necessary papers and carry out procedures to send him/her home;

b/The competent agency of the Ministry of Public Security or the Ministry of National Defense shall receive the victim and pay travel and food expenses for him/her to return to his/ her place of residence by himself/herself, and guide the victim in carrying out procedures to receive the supports provided in Articles 34 thru 38 of this Law. If the victim has no place of residence or wishes to stay at a social security or victim support establishment, it shall transfer the victim to such establishment. For a child victim, it shall notify a relative to receive the victim or assign a person to take the victim to the relative's place of residence. If the victim is a helpless child, it shall carry out procedures to transfer the victim to a social security or victim support establishment.

2. The receipt of a victim who is trafficked abroad and fully meets the conditions to return Vietnam under a bilateral international agreement complies with that agreement.

3. The receipt and verification of a victim who is trafficked abroad and returns home by himself/herself complies with Article 24 of this Law.

Article 27. Bases for identifying victims

1. A person may be identified as victim when:

a/ He/she is trafficked or transferred or received under Clause 1 or 2. Article 3 of this Law; or

b/ He/she is recruited, transported or harbored under Clause 3, Article 3 of this Law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 28. Papers and documents proving victims

1. Certificates of police offices of rural districts, urban districts, towns and provincial cities provided in Clause 4. Article 24 of this Law.

2. Certificates of rescue agencies provided in Article 25 of this Law.

3. Certificates of investigation agencies, agencies assigned to conduct investigation. People's Procuracies and People's Courts.

4. Papers and documents proving victim status issued by foreign authorities which are consularly legalized by overseas Vietnamese representative agencies or the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs.

Section 2 PROTECTION OF VICTIMS

Article 29. Rescue and protection of victims

When having grounds to believe that a person is trafficked, an agency, unit or person specified in Article 21 of this Law shall take necessary measures to rescue that person. When that person has or is threatened to have his/her life, health, honor, dignity or property infringed upon, protection measures shall be taken.

Article 30. Safety protection of victims and their relatives

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Providing temporary shelter for victims and their relatives when they are threatened to have their life or health infringed upon;

b/ Keeping confidential places of residence, working and learning of victims and their relatives;

c/ Measures to prevent acts of infringing upon or threatening to infringe upon the life, health, honor, dignity and property of victims and their relatives under law;

d/ Other protection measures under the criminal procedure law.

2. The Government shall detail the safety protection of victims and their relatives.

Article 31. Protection of confidentiality of information on victims

1. Agencies, organizations and individuals shall keep confidential information on victims, unless otherwise provided by law.

2. Courts shall consider and decide on behind-closed-door trial of human trafficking cases at the request of victims or their lawful representatives.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 32. Support beneficiaries and regimes

1. Victims who are Vietnamese citizens or stateless persons permanently residing in Vietnam may. depending on the cases specified in Articles 33 thru 38 of this Law. enjoy the following regimes:

a/ Support to meet essential needs and for travel expenses;

b/ Medical support:

c/ Psychological support;

d/ Legal aid;

e/ Support in general education and vocational training:

f/ Initial difficulty allowance, support in loan borrowing.

2. Victims who are foreigners trafficked in Vietnam may, depending on the cases specified in Articles 33 thru 36 of this Law, enjoy the supports specified at Points a. b. c and d. Clause 1 of this Article.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. The Government shall detail support regimes and the order and procedures for providing supports to victims.

Article 33. Support to meet essential needs and for travel expenses

When necessary, victims may be provided with temporary shelter, clothes, food and other essential personal articles based on practical conditions and the age, gender and health status of victims. Victims who wish to return to their places of residence but cannot afford travel and food expenses may receive support for these expenses.

Article 34. Medical support

During their stay at social security or victim support establishments, victims who need healthcare for recovery may be considered for receiving support for healthcare expenses.

Article 35. Psychological support

Victims may receive support for psychological stabilization during their stay at social security or victim support establishments.

Article 36. Legal aid

1. Victims may receive legal counseling to avoid being trafficked again and legal aid to register residence and civil status, receive supports, claim compensation, participate in judicial proceedings and carry out other legal procedures related to human trafficking cases.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 37. Support in general education and vocational training

1. Victims who are minors of poor households and continue their schooling may be provided with school fees and expenses for textbooks and learning aids in the first school year.

2. Victims returning to their localities who are members of poor families may be considered for vocational training support.

Article 38. Initial difficulty allowance and loan borrowing support

1. Victims who are members of poor households returning to their localities may receive a lump-sum initial difficulty allowance.

2. Victims who wish to take loans for production and business may be considered and created conditions for taking loans under law.

Article 39. Victim support agencies and organizations

1. Commune-level People's Committees which receive victims and police offices, border guard and marine police which rescue victims shall provide support to meet essential needs of victims.

2. District-level Labor. War Invalids and Social Affairs Divisions shall support travel expenses for victims who return home by themselves.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. State legal aid centers and organizations engaged in legal aid shall provide legal aid for victims.

5. Provincial-level Labor. War Invalids and Social Affairs Departments shall provide initial difficulty allowances for victims: and coordinate with provincial-level Health Departments and Education and Training Departments in providing medical support and general education and vocational training support for victims.

Article 40. Social security and victim support establishments

1. Public social security establishments shall provide the following supports to victims:

a/ Receiving and providing lodging for victims:

b/ Providing support to meet essential needs and medical and psychological support suitable to the age. gender and expectations of victims and the establishments' capacity;

c/ Training in living skills and providing vocational orientations for victims:

d/ Assessing victims' ability to integrate into the community: providing information on support policies, regimes and services for victims in the community:

e/ Providing necessary information for functional agencies to prevent and tight the acts specified in Article 3 of this Law:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

g/ Coordinating with police offices in verifying, victims.

2. Victim support establishments shall be set up by Vietnamese organizations or individuals to perform the jobs specified in Clause 1 of this Article in accordance With their establishment licenses. The setting up and operations of these establishments are not funded by the state budget.

The Government shall specify conditions, order and procedures for setting up victim support establishments.

Chapter VI

RESPONSIBILITIES OF THE GOVERNMENT. MINISTRIES. SECTORS AND LOCALITIES FOR HUMAN TRAFFICKING PREVENTION AND COMBAT

Article 41. Slate management responsi­bilities for human trafficking prevention and combat

1. The Government shall uniformly perform the state management of human trafficking prevention and combat.

2. The Ministry of Public Security shall assist the Government in performing the state management of human trafficking prevention and combat and perform the tasks and powers provided in Article 42 of this Law.

3. The Ministry of National Defense, the Ministry of Labor. War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Health, the Ministry of Foreign Affairs, the Ministry of Justice, the Ministry of Culture. Sports and Tourism, the Ministry of Education and Training, the Ministry of Information and Communications and other ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Ministry of Public Security in performing the state management of human trafficking prevention and combat, and perform the tasks and powers under Articles 43 thru 50 of this Law and related laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 42. Responsibilities of the Ministry of Public Security

1. In performing the state management of human trafficking prevention and combat, the Ministry of Public Security shall:

a/ Propose the Government to elaborate and improve the law on human trafficking prevention and combat and sign or accede to treaties concerning human trafficking prevention and combat;

b/ Formulate and propose competent agencies to promulgate or promulgate according to its competence legal documents, programs and plans on human trafficking prevention and combat;

c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and sectors and direct provincial level People's Committees in. implementing legal documents, programs and plans on human trafficking prevention and combat;

d/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in. promulgating and implementing regulations on training and retraining of personnel in charge of human trafficking prevention and combat;

e/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies and organizations in. making statistical reports on human trafficking prevention and combat; summarize practical experience in and expand models of human trafficking prevention and combat:

f/ Inspect and examine the implementation of the law on human trafficking prevention and combat;

g/ Carry out international cooperation in human trafficking prevention and combat according to its competence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Arrange forces to prevent and combat human trafficking;

b/ Manage security and order to prevent human trafficking;

c/ Direct police offices in receiving, verifying and supporting victims under Articles 24, 25 and 26 of this Law;

d/ Launch campaigns for all people to participate in the crime prevention, detection and combat to maintain social order and safety.

Article 43. Responsibilities of the Ministry of National Defense

1. To assume the prime responsibility for. and coordinate with concerned ministries and sectors in. conducting information, communication work to mobilize inhabitants of border areas and islands to participate in human trafficking prevention and combat activities.

2. To direct border guard and marine police forces in preventing and combating human trafficking in border areas and at sea under law. to receive and support victims under Articles 25 and 26 of this Law.

3. To manage security and order in border areas and islands and at sea to prevent human trafficking.

4. To carry out international cooperation in human trafficking prevention and combat according to its competence.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To formulate and propose competent authorities to promulgate victim support policies; to guide victim support measures according to its competence.

2. To manage, guide, examine and inspect victim support activities.

3. To direct the incorporation of human trafficking prevention and combat into programs on poverty reduction, vocational training, employment generation, social evil prevention and combat, gender equality and child protection.

4. To guide social security and victim support establishments in supporting victims.

5. To coordinate with the Ministry of Health and the Ministry of Education and Training in supporting victims in health, general education and vocational training.

6. To manage, guide, examine and inspect activities related to job recommendation, sending of Vietnamese workers abroad and recruitment of foreigners to work in Vietnam to prevent and combat the abuse of these activities for human trafficking.

7. To carry out international cooperation in human trafficking prevention and combat according to its competence.

Article 45. Responsibilities of the Ministry of Health

To direct and guide health establishments in coordinating with social security and victim support establishments in providing medical support for victims.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To direct and guide overseas. Vietnamese representative agencies in protecting Vietnamese citizens who are trafficked abroad: to coordinate with competent Vietnamese and foreign agencies in making verifications and carrying out necessary procedures to send Vietnamese victims home.

2. To coordinate with the Ministry' of Public Security and other competent agencies in carrying out international cooperation in human trafficking prevention and combat.

Article 47. Responsibilities of the Ministry of Justice

1. To coordinate with the Ministry of Public Security and concerned agencies in formulating, improving, and monitoring the implementation of, the law on human trafficking prevention and combat.

2. To organize and guide the popularization of and education about the law on human trafficking prevention and combat.

3. To manage, guide, examine and inspect marriage support and child adoption activities in order to prevent and combat the abuse of these activities for human trafficking.

4. To guide state legal aid centers and organizations engaged in legal aid in providing legal aid for trafficking victims under law.

5. To coordinate with the Ministry of Public Security and other competent agencies in carrying out international cooperation in human trafficking prevention and combat.

Article 48. Responsibilities of the Ministry of Culture, Sports and Tourism

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. To manage, guide, examine and inspect domestic and overseas tourist activities, activities of tourist lodging and tourist service establishments in order to prevent and combat the abuse of these activities for human trafficking.

3. To organize and guide information, communication on human trafficking prevention and combat and in business activities of tourist lodging and tourist service establishments.

Article 49. Responsibilities of the Ministry of Education and Training

1. To direct the incorporation of knowledge on human trafficking prevention and combat into extra-curricular programs appropriate to each education level and discipline and communication on and education about human trafficking prevention and combat for pupils, students and trainees.

2. To direct schools and other educational institutions of the national education system in performing the tasks provided in Article 14 of this Law.

3. To manage, guide, examine and inspect the sending of trainees abroad in order to prevent and combat the abuse of this activity for human trafficking.

Article 50. Responsibilities of the Ministry of Information and Communications

1. To direct mass media agencies in performing the tasks provided in Article 16 of this Law.

2. To closely manage and regularly examine and inspect Internet service providers in order to prevent and combat the abuse of this service for human trafficking.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

and powers, promptly and strictly handle violations of the law on human trafficking prevention and combat: and coordinate with concerned agencies and organizations in preventing and combating human trafficking.

2. The Supreme People's Procuracy shall make statistics on human trafficking crimes.

Article 52. Responsibilities of People's Committees of all levels

1. Within the ambit of their functions, tasks and powers. People's Committees of all levels shall:

a/ Incorporate human trafficking prevention and combat into socio-economic development programs;

b/ Organize human trafficking prevention and combat work;

c/ Allocate budget funds for human trafficking prevention and combat:

d/ Promptly and strictly handle violations of the law on human trafficking prevention and combat;

e/ Manage security and order to prevent and combat human trafficking.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with commune-level Vietnam Fatherland Front Committees and their member organizations in. organizing and facilitating the counseling on human trafficking prevention and combat at grassroots level;

b/ Receive and support victims under Clause 1, Article 24 of this Law:

c/ Create conditions for victims to integrate into the community.

Chapter VII

INTERNATIONAL COOPERATION IN HUMAN TRAFFICKING PREVENTION AND COMBAT

Article 53. International cooperation principles

The Vietnamese State implements the policy on international cooperation in human trafficking prevention and combat on the principles of equality, voluntariness and respect for independence and sovereignty.

Article 54. International cooperation

1. Pursuant to this Law and related treaties to which the Socialist Republic ol" Vietnam is a contracting party, competent Vietnamese agencies shall cooperate with concerned agencies of other countries, international organizations and foreign organizations and individuals in improving legal capacity, communication, technology and training in human trafficking prevention and combat.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

When Vietnam and an involved country arc not concurrently contracting parties to a treaty, competent Vietnamese agencies shall carry out international cooperation on the reciprocity principle and in accordance with Vietnamese laws and international laws and practices.

Article 55. International cooperation in rescue and repatriation of victims

1. The Vietnamese State shall create conditions for Vietnamese functional agencies to cooperate with concerned foreign agencies in rescuing and protecting victims.

2. The Vietnamese Slate shall create favorable conditions for foreign victims to repatriate to their countries of citizenship or countries of last residence; and take measures to ensure repatriation of victims in accordance with law and treaties between Vietnam and other countries and assure safety of life, health, honor and dignity of victims.

Article 56. Mutual legal assistance

Mutual legal assistance between Vietnam and an involved country complies with treaties to which Vietnam and that country are contracting parties or the reciprocity principle in accordance with Vietnamese laws and international laws and practices.

The Vietnamese State shall prioritize mutual legal assistance in human trafficking prevention and combat lo countries which sign bilateral agreements with Vietnam.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Law takes effect on January 1. 2012.

Article 58. Implementation guidance

The Government shall detail articles and clauses of this Law as assigned; and guide other necessary contents of this Law to meet state management requirements.

This Law was passed on March 29, 2011, by the XIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 9th session. -

 

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Phu Trong

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật phòng, chống mua bán người năm 2011

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


55.724

DMCA.com Protection Status
IP: 95.108.213.83
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!