Hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm có những tập tài liệu gì?
- Hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm có những tập tài liệu gì?
- Phải bàn giao hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm khi nào và có phải lập biên bản không?
- Khi lập và quản lý hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm có những tập tài liệu gì?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 như sau:
Lập hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm
Hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm gồm các tập tài liệu sau:
1. Tập tài liệu Tòa án gửi cho Viện kiểm sát (Tập 1), gồm các bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác được Tòa án cấp sơ thẩm gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016; Quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án năm 2020;
2. Tập tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát (Tập 2), gồm các loại tài liệu sau:
a) Quyết định phân công, thay đổi Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự;
b) Phiếu kiểm sát bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác (có thể đính kèm với văn bản được kiểm sát và đặt ở Tập 1 quy định tại khoản 1 Điều này);
c) Văn bản yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án; Biên bản bàn giao hồ sơ vụ án; Thống kê tài liệu trong hồ sơ vụ án; Phiếu chuyển trả hồ sơ vụ án.
d) Báo cáo đề xuất kiến nghị, kháng nghị phúc thẩm đối với bản án, quyết định, văn bản tố tụng khác của Tòa án cấp sơ thẩm; văn bản ghi ý kiến thẩm định, phê duyệt của các cấp lãnh đạo;
đ) Tài liệu về việc Viện kiểm sát áp dụng biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ và tài liệu, chứng cứ thu thập được;
e) Quyết định kháng nghị phúc thẩm; Quyết định thay đổi (bổ sung), rút Quyết định kháng nghị phúc thẩm;
g) Báo cáo đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị phúc thẩm; Thông báo đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
h) Văn bản kiến nghị Tòa án, cơ quan, tổ chức;
i) Tài liệu khác có liên quan.
3. Tập tài liệu là cơ sở của việc kháng nghị, kiến nghị (Tập 3), gồm các loại tài liệu quy định tại các điểm b và c khoản 1, các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 8 Quy định này có trong hồ sơ vụ án, được công chức xác định là cần thiết, bảo đảm thể hiện đúng nội dung vụ án và là căn cứ để thực hiện quyền kháng nghị, kiến nghị.
Như vậy, hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm gồm các tập tài liệu sau:
- Tập tài liệu Tòa án gửi cho Viện kiểm sát (Tập 1);
- Tập tài liệu về hoạt động nghiệp vụ của Viện kiểm sát (Tập 2);
- Tập tài liệu là cơ sở của việc kháng nghị, kiến nghị (Tập 3).
Hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm (Hình từ Internet)
Phải bàn giao hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm khi nào và có phải lập biên bản không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022 về quản lý hồ sơ kiểm sát tại đơn vị lập hồ sơ như sau:
Quản lý hồ sơ kiểm sát tại đơn vị lập hồ sơ
...
3. Công chức đang quản lý hồ sơ kiểm sát phải bàn giao hồ sơ khi thay đổi nhiệm vụ, chuyển công tác, nghỉ chế độ hoặc theo quyết định của người có thẩm quyền.
Việc bàn giao hồ sơ phải được lập biên bản. Trường hợp người giao và người nhận thuộc cùng một đơn vị thì biên bản bàn giao được lập ít nhất 02 bản, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (01 bản lưu hồ sơ; 01 bản lưu tại bộ phận làm công tác văn phòng của đơn vị hoặc Văn phòng của Viện kiểm sát nếu đơn vị không có bộ phận làm công tác văn phòng). Trường hợp người giao và người nhận không thuộc cùng một đơn vị thì biên bản bàn giao được lập ít nhất 03 bản, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị bàn giao và đơn vị nhận bàn giao (01 bản lưu hồ sơ; 01 bản lưu tại đơn vị bàn giao; 01 bản lưu tại Văn phòng của Viện kiểm sát).
Theo quy định trên, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên hay chuyên viên đang quản lý hồ sơ kiểm sát phải bàn giao hồ sơ khi thay đổi nhiệm vụ, chuyển công tác, nghỉ chế độ hoặc theo quyết định của người có thẩm quyền.
Việc bàn giao hồ sơ phải được lập biên bản.
Trường hợp người giao và người nhận thuộc cùng một đơn vị thì biên bản bàn giao được lập ít nhất 02 bản, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị (01 bản lưu hồ sơ; 01 bản lưu tại bộ phận làm công tác văn phòng của đơn vị hoặc Văn phòng của Viện kiểm sát nếu đơn vị không có bộ phận làm công tác văn phòng).
Trường hợp người giao và người nhận không thuộc cùng một đơn vị thì biên bản bàn giao được lập ít nhất 03 bản, có xác nhận của Thủ trưởng đơn vị bàn giao và đơn vị nhận bàn giao (01 bản lưu hồ sơ; 01 bản lưu tại đơn vị bàn giao; 01 bản lưu tại Văn phòng của Viện kiểm sát).
Khi lập và quản lý hồ sơ kiểm sát vụ án dân sự trong trường hợp Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa sơ thẩm cần tuân theo những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát tại Điều 3 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 264/QĐ-VKSTC năm 2022.
Nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát như sau:
- Tuân thủ quy định của pháp luật, các quy định, hướng dẫn của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về lập, quản lý, sử dụng hồ sơ kiểm sát.
- Bảo vệ bí mật Nhà nước, bí mật công tác của ngành Kiểm sát nhân dân.
- Bảo đảm đầy đủ, khoa học, thuận lợi trong việc khai thác, sử dụng.
- Hồ sơ kiểm sát phải thể hiện đầy đủ, chính xác các thông tin về vụ việc dân sự, việc giải quyết của Tòa án và hoạt động của Viện kiểm sát.
Tài liệu do Tòa án gửi cho Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật và tài liệu do Viện kiểm sát ban hành khi đưa vào hồ sơ kiểm sát phải là bản chính.
Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ kiểm sát phải được sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm; giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và được đánh số thứ tự từ dưới lên trên. Hồ sơ kiểm sát gồm nhiều tập thì giấy tờ, tài liệu trong mỗi tập cũng được sắp xếp theo quy định trên.
- Không được làm thất lạc, mất, hư hỏng hồ sơ, tài liệu trong hồ sơ.
- Nghiêm cấm việc làm sai lệch hồ sơ kiểm sát, sử dụng hồ sơ kiểm sát vào những việc Kiểm sát viên không được làm theo Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014 hoặc vào các việc khác không đúng quy định của pháp luật và của ngành Kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?
- Mẫu báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật Đảng viên mới nhất năm 2024? Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên thế nào?
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?