Hàng hóa có khuyết tật là gì? Không ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Hàng hóa có khuyết tật là gì?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 thì hàng hóa có khuyết tật là hàng hóa không bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả trường hợp hàng hóa đó được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật hiện hành nhưng chưa phát hiện được khuyết tật tại thời điểm hàng hóa được cung cấp cho người tiêu dùng, bao gồm:
+ Hàng hóa sản xuất hàng loạt có khuyết tật phát sinh từ thiết kế kỹ thuật.
+ Hàng hóa đơn lẻ có khuyết tật phát sinh từ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, lưu giữ.
+ Hàng hóa tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn trong quá trình sử dụng nhưng không có hướng dẫn, cảnh báo đầy đủ cho người tiêu dùng.
Hàng hóa có khuyết tật (Hình từ Internet)
Không ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường thì doanh nghiệp bị xử phạt thế nào?
Theo điểm a khoản 1, khoản 3 Điều 57 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật như sau:
Hành vi vi phạm về trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường;
b) Không thực hiện đúng việc thu hồi hàng hóa có khuyết tật theo nội dung đã thông báo công khai hoặc không thanh toán các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa có khuyết tật có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thông báo công khai về hàng hóa khuyết tật và việc thu hồi hàng hóa đó theo quy định;
b) Không báo cáo kết quả thu hồi hàng hóa có khuyết tật cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP về mức phạt tiền như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Theo đó, doanh nghiệp không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc thu hồi hàng hóa có khuyết tật đối với hành vi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp không ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường không?
Theo khoản 1 Điều 88 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền xử phạt như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Điều 81 Nghị định này.
...
Theo khoản 1 Điều 81 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
...
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP bổ sung cho Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền phạt tiền như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
5. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Do doanh nghiệp không tiến hành biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp hàng hóa có khuyết tật trên thị trường thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 60.000.000 đồng nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đơn vị hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động đương nhiên được cấp giấy chứng nhận nếu có 2 kiểm định viên?
- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì? Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Chuyển 110.619 tỷ cải cách tiền lương để thực hiện mức lương cơ sở; chưa tăng lương, lương hưu trong năm 2025
- Hoa hậu ra nước ngoài tham dự cuộc thi sắc đẹp phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào?
- Chính thức chưa tăng lương cán bộ, công chức và LLVT trong năm 2025? Lương cơ sở năm 2025 thế nào?