Dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có sự tham gia của ai?

Dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có sự tham gia của ai? Khảo sát độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm mục đích gì? Câu hỏi của anh M (Nghệ An).

Dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có sự tham gia của ai?

Tại tiểu mục 3.3 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9644:2013 về An toàn hạt nhân - Khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với nhà máy điện hạt nhân quy định như sau:

3.3 Dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất
Việc đánh giá độ nguy hiểm động đất phải được thực hiện thông qua việc triển khai một dự án riêng có mục tiêu cụ thể và kế hoạch phù hợp. Dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất phải có sự tham gia thực hiện của các chuyên gia về địa chất, địa chấn, địa vật lý, các kỹ thuật viên và chuyên gia trong các lĩnh vực khác (ví dụ như các nhà sử học). Những người tham gia thực hiện dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với trách nhiệm của họ trong dự án.
...

Theo quy định này thì dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất phải có sự tham gia thực hiện của các chuyên gia về địa chất, địa chấn, địa vật lý, các kỹ thuật viên và chuyên gia trong các lĩnh vực khác (ví dụ như các nhà sử học).

Lưu ý: Những người tham gia thực hiện dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm phù hợp với trách nhiệm của họ trong dự án.

Dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có sự tham gia của ai?

Dự án đánh giá độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân phải có sự tham gia của ai? (hình từ internet)

Khảo sát độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm mục đích gì?

Khảo sát độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhằm các mục đích được nêu tại tiết 4.2.4 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9644:2013 về An toàn hạt nhân - Khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với nhà máy điện hạt nhân quy định, cụ thể như sau:

- Nghiên cứu khả năng động đất gây ra dịch chuyển nền thường xuyên (ví dụ như khả năng hoạt động của đứt gãy, hóa lỏng nền, lún hoặc sụt nền do các hang động ở gần bề mặt);

- Thu thập thông tin về đặc tính tĩnh và động của vật liệu nền:

- Phân tích phản ứng của nền tại địa điểm.

Xây dựng cơ sở dữ liệu từ các thông tin thu được khi nghiên cứu chi tiết về địa chất, địa vật lý và địa kỹ thuật, bao gồm thí nghiệm tại hiện trường và trong phòng thí nghiệm. Cự thể như sau:

- Đối với khảo sát địa chất và địa kỹ thuật để xác định địa tầng và cấu trúc của địa điểm:

+ Sử dụng phương pháp lỗ khoan hoặc khai đào (bao gồm cả thí nghiệm tại hiện trường);

+ Sử dụng kỹ thuật địa vật lý và các phép kiểm tra trong phòng thí nghiệm để xác định độ dày, độ sâu, độ nghiêng, đặc tính tĩnh và động của các lớp khác nhau bên dưới bề mặt cần thiết cho các mô hình tính toán (tỷ lệ Poát-xông, mô-đun Young, mô-đun cắt, tỷ trọng, tỷ trọng tương đối, sức kháng cắt, các đặc tính làm rắn chắc, phân bố kích thước hạt);

- Đối với khảo sát địa chất thủy văn: sử dụng phương pháp lỗ khoan và các kỹ thuật khác để xác định hình học, đặc tính lý - hóa và biểu hiện ở trạng thái ổn định (như độ sâu, vận tốc tái nạp, độ dẫn truyền) của các tầng chứa nước nhằm xác định độ ổn định của các lớp đất và sự tương tác của chúng đối với nền móng;

- Đối với khảo sát các tác động khác đối với địa điểm: sử dụng tất cả thông tin thu nhận được về động đất, trong đó có thông tin ghi được bằng thiết bị để đánh giá biểu hiện động của địa điểm.

Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu, phải thu thập tất cả các số liệu cần thiết để đánh giá sự tương tác động lực học giữa nền đất và các công trình.

Dữ liệu được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1:500 với mặt cắt phù hợp.

Nếu có thể thì những thông tin nào liên quan đến trận động đất cần phải thu thập?

Nếu có thể thì những thông tin liên quan đến trận động đất cần phải thu thập được quy định tại tiết 4.3.2 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9644:2013 về An toàn hạt nhân - Khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với nhà máy điện hạt nhân, gồm:

- Thông tin về động đất bao gồm thông tin từ tất cả các nguồn về các trận động đất tiền sử, lịch sử (nghĩa là các trận động đất không được ghi đo lại bằng thiết bị). Phải xem xét cả thông tin khảo cổ liên quan đến các trận động đất thời tiền sử và lịch sử.

Trong trường hợp có thể, cần thu thập thông tin về mỗi trận động đất bao gồm:

- Ngày, thời điểm bắt đầu và thời gian kéo dài;

- Vị trí chấn tâm;

- Độ sâu chấn tiêu;

- Độ lớn, loại độ lớn (ví dụ độ lớn xác định theo thang mô-men, độ lớn xác định theo sóng mặt, độ lớn xác định theo sóng khối, độ lớn xác định theo thang động đất địa phương hoặc độ lớn xác định theo chiều dài xung chấn trên băng ghi địa chấn) và các tư liệu về phương pháp đã sử dụng để xác định độ lớn động đất từ cường độ động đất điều tra;

- Cường độ chấn động cực đại, cường độ chấn động điều tra tại chấn tâm, điều kiện tại chỗ và thiệt hại quan sát được;

- Đường đẳng chấn;

- Cường độ chấn động tại địa điểm và thông tin chi tiết về tác động đối với nền đất và địa hình;

- Ước tính về độ không đảm bảo của các thông số trên;

- Đánh giá chất lượng và số lượng dữ liệu đã được sử dụng để xác định các thông số trên;

- Thông tin về các tiền chấn và dư chấn nhận biết được;

- Thông tin về đứt gãy gây ra động đất.

Nhà máy điện hạt nhân Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà máy điện hạt nhân
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7507:2016 quy định kiểm tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào? Tiêu chuẩn hóa được chia thành các cấp thế nào? Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa là gì?
Pháp luật
Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12415:2019 về thiết bị xác định đa nguyên tố dầu bôi trơn đã qua sử dụng, dầu bôi trơn chưa sử dụng và dầu gốc ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Pháp luật
Bệnh nhiệt thán ở gia xúc có thể truyền nhiễm sang cho người không? Có thể lấy mẫu bệnh phẩm từ gia xúc đã chết để chẩn đoán bệnh không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà máy điện hạt nhân
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
257 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà máy điện hạt nhân Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào