Đối tượng điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gồm những tổ chức, cá nhân nào?
- Đối tượng điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gồm những tổ chức, cá nhân nào?
- Việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện thông qua những hình thức nào?
- Kế hoạch điều tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật gồm những nội dung cơ bản nào?
Đối tượng điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gồm những tổ chức, cá nhân nào?
Đối tượng điều tra, khảo sát được quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư 169/2014/TT-BQP như sau:
Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
1. Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Quốc phòng, của cơ quan, đơn vị hoặc khi có những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thi hành hoặc theo đề xuất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó xác định mục đích, đối tượng, nội dung, đơn vị, thời gian, cách thức thực hiện điều tra, khảo sát.
2. Nội dung điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 7, 8, 9, 10 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 6, 7, 8, 9, 10 Thông tư này.
3. Đối tượng điều tra, khảo sát, gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật được lựa chọn điều tra, khảo sát;
c) Các chuyên gia, nhà khoa học có am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát.
4. Điều tra, khảo sát thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác.
...
Như vậy, theo quy định, đối tượng điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gồm:
(1) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát;
(2) Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật được lựa chọn điều tra, khảo sát;
(3) Các chuyên gia, nhà khoa học có am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát.
Đối tượng điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng gồm những tổ chức, cá nhân nào? (Hình từ Internet)
Việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện thông qua những hình thức nào?
Hình thức tiều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật được quy định tại khoản 4 Điều 14 Thông tư 169/2014/TT-BQP như sau:
Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
...
3. Đối tượng điều tra, khảo sát, gồm:
a) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát;
b) Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật được lựa chọn điều tra, khảo sát;
c) Các chuyên gia, nhà khoa học có am hiểu về lĩnh vực được lựa chọn điều tra, khảo sát.
4. Điều tra, khảo sát thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác.
Các hình thức điều tra, khảo sát có thể thực hiện độc lập hoặc thực hiện kết hợp, lồng ghép với các hoạt động khác.
5. Điều tra, khảo sát thông qua phiếu khảo sát thực hiện như sau:
a) Phiếu khảo sát được thiết kế thành các câu hỏi cụ thể, các phương án trả lời hoặc ý kiến của đối tượng được khảo sát. Nội dung các câu hỏi phải rõ ràng, khách quan, dễ hiểu, dễ trả lời, thể hiện đầy đủ các vấn đề thuộc nội dung điều tra, khảo sát; bảo đảm được mục đích điều tra, khảo sát; phù hợp với đối tượng được hỏi.
...
Như vậy, theo quy định, việc điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện thông qua phiếu khảo sát, tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp và các hình thức phù hợp khác.
Các hình thức điều tra, khảo sát có thể thực hiện độc lập hoặc thực hiện kết hợp, lồng ghép với các hoạt động khác.
Kế hoạch điều tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật gồm những nội dung cơ bản nào?
Nội dung Kế hoạch điều tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật được quy định tại khoản 10 Điều 14 Thông tư 169/2014/TT-BQP như sau:
Điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật
...
9. Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật theo đề xuất của các cơ quan, đơn vị hoặc theo đề nghị của cơ quan nhà nước cấp trên về từng lĩnh vực cụ thể.
10. Nội dung Kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật, gồm những nội dung cơ bản sau:
a) Mục đích, yêu cầu;
b) Nội dung điều tra, khảo sát;
c) Thành phần;
d) Thời gian tiến hành điều tra, khảo sát;
đ) Công tác bảo đảm;
e) Tổ chức thực hiện.
11. Cơ quan, đơn vị đề xuất kế hoạch điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng và cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan tổ chức điều tra, khảo sát theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng và yêu cầu của cơ quan nhà nước cấp trên về lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
...
Như vậy, theo quy định, nội dung kế hoạch điều tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật gồm:
(1) Mục đích, yêu cầu;
(2) Nội dung điều tra, khảo sát;
(3) Thành phần;
(4) Thời gian tiến hành điều tra, khảo sát;
(5) Công tác bảo đảm;
(6) Tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 73 về khen thưởng mới nhất? Nghị định 73 về khen thưởng áp dụng đối với ai?
- Điều kiện đối với ngân hàng mẹ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là gì? Thời hạn gửi báo cáo tài chính hằng năm của ngân hàng mẹ?
- Sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện: Đặt tên đơn vị hành chính cấp huyện sau sáp nhập thế nào?
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?