Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?

Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính? Xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật dựa trên căn cứ nào?

Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?

Thi hành pháp luật là hoạt động cụ thể nhằm đưa các quy định pháp luật đã được ban hành vào cuộc sống. Nói cách khác, đây là quá trình áp dụng các quy tắc, chuẩn mực pháp lý vào các mối quan hệ xã hội để đảm bảo rằng mọi cá nhân, tổ chức đều tuân thủ pháp luật.

Hiện tại, không có quy định nào hướng dẫn cụ thể về Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính. Do đó, các cơ quan, đơn vị có thể tham khảo mẫu sau:

Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính

TẢI VỀ Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính

Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?

Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính? (Hình từ Internet)

Xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật dựa trên căn cứ nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 04/2021/TT-BTP thì việc xây dựng, ban hành kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải dựa trên các căn cứ sau đây:

(1) Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp cuối năm về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của năm sau, kết quả hoạt động giám sát của Quốc hội, nội dung trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội, kiến nghị của cử tri trong năm đó và thực tiễn thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trước ngày 01 tháng 01 của năm kế hoạch.

(2) Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành

Căn cứ kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành và thực tiễn thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ, trong lĩnh vực được phân công của cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức pháp chế bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, ngành trước ngày 30 tháng 01 của năm kế hoạch, gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.

(3) Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Ủy ban nhân dân các cấp ban hành

Căn cứ kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành và thực tiễn thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương trước ngày 30 tháng 01 của năm kế hoạch, gửi về Bộ Tư pháp để theo dõi, tổng hợp.

Căn cứ kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp và thực tiễn thi hành pháp luật, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của địa phương theo thời hạn quy định tại Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp, gửi về Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp để theo dõi tổng hợp.

Lưu ý: Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

- Mục đích, yêu cầu;

- Lĩnh vực pháp luật theo dõi, đánh giá;

- Các hoạt động theo dõi thi hành pháp luật và tiến độ thực hiện;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kế hoạch;

- Kinh phí thực hiện kế hoạch.

Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật?

Theo Điều 4 Nghị định 59/2012/NĐ-CP quy định thì việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

(1) Khách quan, công khai, minh bạch.

(2) Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

(3) Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.

(4) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.

(5) Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.

Báo cáo Tổng kết
Thi hành pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
Pháp luật
Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
Pháp luật
Thời hạn gửi báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hằng năm là khi nào?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng kết công tác dược và mỹ phẩm mới nhất? Tải về mẫu báo cáo? Thời hạn báo cáo là khi nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật mới nhất? Báo cáo theo dõi thi hành pháp luật là gì?
Pháp luật
Mẫu báo cáo tổng kết năm học của lớp mới nhất? Hướng dẫn viết bản báo cáo tổng kết năm học của lớp?
Pháp luật
Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp các quy định không bảo đảm tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết là mẫu nào?
Pháp luật
Tính thống nhất đồng bộ của văn bản quy định chi tiết được xem xét, đánh giá trên cơ sở nội dung nào?
Pháp luật
Mẫu bảng tổng hợp văn bản quy định chi tiết ban hành không kịp thời, không đầy đủ là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo cáo Tổng kết
63 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo cáo Tổng kết Thi hành pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Báo cáo Tổng kết Xem toàn bộ văn bản về Thi hành pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào