Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thể hiện bằng hình thức nào?
Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thể hiện bằng hình thức nào?
Hình thức báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BTP như sau:
Hình thức báo cáo và phương thức gửi, nhận báo cáo
1. Báo cáo được thể hiện bằng một trong các hình thức sau:
a) Báo cáo bằng văn bản (là bản có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo và đóng dấu phát hành theo quy định). Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai;
b) Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số.
2. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau:
a) Gửi trực tiếp;
b) Gửi qua dịch vụ bưu chính;
c) Gửi qua fax;
d) Gửi qua hệ thống thư điện tử dưới dạng tệp ảnh (định dạng PDF) hoặc văn bản điện tử có ký số;
đ) Gửi qua Hệ thống văn bản và Điều hành;
e) Phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thể hiện bằng một trong các hình thức sau đây:
(1) Báo cáo bằng văn bản (là bản có chữ ký, họ tên của Thủ trưởng cơ quan báo cáo và đóng dấu phát hành theo quy định).
Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo phải được đóng dấu giáp lai;
(2) Báo cáo bằng văn bản điện tử có chữ ký số.
Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thể hiện bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với những cơ quan nào?
Chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 01/2023/TT-BTP như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định chi tiết về chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, bao gồm: trách nhiệm báo cáo; kỳ báo cáo; thời gian chốt số liệu và thời hạn gửi báo cáo; hình thức và phương thức gửi báo cáo; mẫu đề cương báo cáo và các biểu mẫu sử dụng để tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo và việc chỉnh lý, bổ sung nội dung, số liệu trong báo cáo.
2. Đối tượng áp dụng
Chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao; Kiểm toán Nhà nước; Ủy ban nhân dân các cấp; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc, gồm: Tòa án nhân dân; Kiểm toán Nhà nước; Công an nhân dân; Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Hải quan; Kiểm ngư; Thuế; Quản lý thị trường; Cơ quan thi hành án dân sự; Kho bạc Nhà nước; Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước; tổ chức Thống kê tập trung; cơ quan Bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, chế độ báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được áp dụng đối với:
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban nhân dân các cấp;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc, gồm:
+ Tòa án nhân dân;
+ Kiểm toán Nhà nước;
+ Công an nhân dân;
+ Bộ đội biên phòng;
+ Cảnh sát biển;
+ Hải quan;
+ Kiểm ngư;
+ Thuế;
+ Quản lý thị trường;
+ Cơ quan thi hành án dân sự;
+ Kho bạc Nhà nước;
+ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước;
+ Tổ chức Thống kê tập trung;
+ Cơ quan Bảo hiểm xã hội và các tổ chức khác thuộc cơ quan Trung ương được tổ chức theo ngành dọc theo quy định của pháp luật.
Có mấy loại báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính?
Các loại báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2023/TT-BTP như sau:
Chế độ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ, thời hạn gửi báo cáo định kỳ
1. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính gồm:
a) Báo cáo định kỳ hằng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần; bao gồm các thành phần nội dung quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Báo cáo chuyên đề nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu thuộc lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính để phục vụ công tác quản lý nhà nước, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.
Báo cáo chuyên đề được thực hiện bằng văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ quy định về chế độ báo cáo của các cơ quan hành chính nhà nước (sau đây viết tắt là Nghị định số 09/2019/NĐ-CP);
c) Báo cáo đột xuất nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Báo cáo đột xuất được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản hành chính của cơ quan, người có thẩm quyền, bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP.
...
Như vậy, theo quy định, báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
(1) Báo cáo định kỳ hằng năm nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần;
(2) Báo cáo chuyên đề nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu thuộc lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính để phục vụ công tác quản lý nhà nước, được thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.
(3) Báo cáo đột xuất nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền để phục vụ công tác quản lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?
- Kinh doanh là gì? Có thể hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không cần đăng ký kinh doanh hay không?
- Đơn vị sự nghiệp công lập có phát sinh nước thải sinh hoạt thì có thuộc đối tượng phải đóng phí bảo vệ môi trường?
- Thông qua Nghị quyết giảm thuế GTGT 06 tháng đầu năm 2025 ngay trong tháng 11/2024 đúng không? Công văn 12477 lập đề nghị giảm thuế GTGT thế nào?