Cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là gì? Người nước ngoài có thể trở thành Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ không?
Cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm những thành phần nào?
Cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 147/2020/NĐ-CP, cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như sau:
(1) Cơ cấu tổ chức của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm có:
a) Hội đồng quản lý.
b) Ban Kiểm soát.
c) Ban điều hành gồm Giám đốc Quỹ, các Phó Giám đốc Quỹ, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
(2) Thẩm quyền quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với người quản lý Quỹ theo quy định tại Điều 10, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Nghị định 147/2020/NĐ-CP và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Người nước ngoài có thể đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương không?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 147/2020/NĐ-CP, tiêu chuẩn, điều kiện được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ được quy định như sau:
- Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm ít nhất 05 năm là người quản lý, điều hành về một trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, luật, kế toán, kiểm toán.
- Không phải là vợ hoặc chồng, cha đè, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý Quỹ.
- Các tiêu chuẩn và điều kiện khác theo yêu cầu quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Căn cứ vào quy định trên, người nước ngoài không thể đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phất triển Việt Nam, vì không phải là công dân Việt Nam.
Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như thế nào?
Hội đồng quản lý của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được thể hiện thông qua một số quy định tại Điều 10 Nghị định 147/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương có tối đa 05 người, bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các thành viên. Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ không quá 05 năm. Giám đốc Quỹ đầu tư phát triển địa phương có thể kiêm Phó Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng quản lý Quỹ. Các thành viên khác của Hội đồng quản lý có thể hoạt động kiêm nhiệm nhưng không được kiêm nhiệm bất kỳ chức vụ quản lý khác tại Quỹ.
(2) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về số lượng thành viên và nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng quản lý theo nguyên tắc số lượng thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ là số lẻ; quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản lý Quỹ.
(3) Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đảm bảo một số nội dung sau:
a) Các cuộc họp của Hội đồng quản lý Quỹ chỉ có hiệu lực khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự. Trường hợp không tổ chức họp, việc lấy ý kiến thành viên Hội đồng quản lý được thực hiện bằng văn bản.
b) Các kết luận của Hội đồng quản lý Quỹ được thể hiện bằng Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản lý.
c) Hội đồng quản lý Quỹ quyết định các vấn đề theo nguyên tắc đa số bằng biểu quyết, mỗi thành viên Hội đồng quản lý có một phiếu biểu quyết với quyền biểu quyết ngang nhau. Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý có hiệu lực khi có trên 50% trong tổng số thành viên Hội đồng quản lý Quỹ biểu quyết hoặc lấy ý kiến bằng văn bản có ý kiến tán thành. Trường hợp số phiếu bằng nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ hoặc người chủ trì cuộc họp Hội đồng quản lý.
(4) Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý bao gồm:
a) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn của Quỹ theo đúng quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ; bảo toàn và phát triển vốn của Quỹ.
b) Thông qua kế hoạch hoạt động 05 năm và kế hoạch tài chính hàng năm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
c) Ban hành hoặc sửa đổi quy chế hoạt động nghiệp vụ và các quy chế khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
d) Giám sát, kiểm tra bộ máy điều hành của Quỹ đầu tư phát triển địa phương trong việc chấp hành các chính sách và pháp luật và việc thực hiện các quyết định của Hội đồng quản lý.
đ) Thông qua danh mục lĩnh vực đầu tư, cho vay và mức lãi suất cho vay tối thiểu của Quỹ đầu tư phát triển địa phương để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Nghị định này.
e) Quyết định hoạt động cho vay, đầu tư, phương án huy động vốn và xử lý rủi ro thuộc thẩm quyền.
g) Thông qua báo cáo tài chính, phân phối chênh lệch thu chi, trích lập các quỹ hằng năm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương sau khi có ý kiến thẩm định của Ban Kiểm soát để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
h) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ban hành sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
i) Quyết định việc quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với các chức danh theo thẩm quyền quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
k) Ban hành hoặc sửa đổi Quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ đối với các thành viên của Hội đồng quản lý Quỹ.
l) Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Như vậy, người nước ngoài không thể được bổ nhiệm vào vị trí Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức và Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định cụ thể tại Nghị định 147/2020/NĐ-CP nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?
- Cơ quan nhà nước phải cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình khi nào? Công tác quản trị nội bộ trên môi trường điện tử gồm những hoạt động nào?