Quỹ đầu tư phát triển địa phương xếp loại B khi nào? Sau khi đánh giá xếp loại hiệu quả hoạt động, cơ quan nào có thẩm quyền thông qua báo cáo?
- Điều kiện để Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xếp loại B là gì?
- Ai có thẩm quyền thông qua báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương?
- Trách nhiệm của cơ quan thông qua báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là gì?
- Quyền hạn và trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là gì?
Điều kiện để Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xếp loại B là gì?
Điều kiện để Quỹ đầu tư phát triển địa phương xếp loại B là gì?
Theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 16 Thông tư 86/2021/TT-BTC, Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xếp loại B khi không được xếp loại A hoặc loại C.
(1) Những trường hợp Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xếp loại A: khi không có chỉ tiêu xếp loại C, trong đó chỉ tiêu 1 và chỉ tiêu 2 quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 42 Nghị định số 147/2020/NĐ-CP được xếp loại A.
Trong đó, chỉ tiêu 1 là đánh giá thông qua doanh thu và thu nhập khác, chỉ tiêu 2 là đánh giá thông qua chênh lệch thu chi và tỷ suất chênh lệch thu chi trên vốn chủ sở hữu. Quỹ đầu tư phát triển địa phương xếp loại A khi chỉ tiêu thực hiện bằng hoặc cao hơn kế hoạch được giao (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 86/2021/TT-BTC)
(2) Những trường hợp Quỹ đầu tư phát triển địa phương được xếp loại C: khi có chỉ tiêu 1 xếp loại C hoặc các chỉ tiêu còn lại quy định tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 147/2020/NĐ-CP xếp loại C.
Theo đó, Quỹ đầu tư phát triển địa phương xếp loại C đối với chỉ tiêu 1 hoặc các chỉ tiêu còn lại tại khoản 2 Điều 42 Nghị định 147/2020/NĐ-CP khi thực hiện đạt dưới 90% kế hoạch được giao (theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Thông tư 86/2021/TT-BTC)
Như vậy, khi không thuộc các trường hợp nêu trên, Quỹ đầu tư phát triển đại phương sẽ xếp loại B.
Ai có thẩm quyền thông qua báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư 86/2021/TT-BTC, thẩm quyền thông qua báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương được quy định như sau:
"4. Báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động phải được Hội đồng quản lý thông qua và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt."
Theo đó, sau khi đánh giá, xếp loại kết quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển đại phương, Hội đồng quản lý có trách nhiệm thông qua và trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo xếp loại nói trên.
Trách nhiệm của cơ quan thông qua báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là gì?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: quy định tại Điều 19 Thông tư 86/2021/TT-BTC, gồm:
(1) Chỉ đạo, giám sát Hội đồng quản lý và Quỹ đầu tư phát triển địa phương thực hiện cơ chế tài chính, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Thông tư này.
(2) Phê duyệt việc bổ sung vốn điều lệ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định tại Điều 3 Thông tư 86/2021/TT-BTC.
(3) Phê duyệt báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; quyết toán chênh lệch thu chi Quỹ; mức trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ thưởng người quản lý, quỹ khen thưởng, phúc lợi của Quỹ.
(4) Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động và tài chính của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.
Trách nhiệm của Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương: quy định tại Điều 20 Thông tư 86/2021/TT-BTC, gồm:
(1) Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn ngân sách và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Quỹ đầu tư phát triển địa phương; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phương án điều chỉnh vốn điều lệ của Quỹ.
(2) Ban hành Quy chế quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, mua sắm và tài sản cố định; Quy chế huy động vốn; Quy chế cho vay; Quy chế quản lý các khoản đầu tư theo hình thức hợp đồng, thực hiện dự án đầu tư; Quy chế quản lý các khoản đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; Quy chế quản lý hoạt động ủy thác và nhận ủy thác và các quy chế khác theo quy định tại Thông tư này.
(3) Trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt báo cáo xếp loại hiệu quả hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương; quyết toán chênh lệch thu chi Quỹ; mức trích lập quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ thưởng người quản lý, quỹ khen thưởng, phúc lợi của Quỹ.
(4) Phê duyệt các nội dung công bố thông tin của Quỹ đầu tư phát triển địa phương theo quy định tại Điều 14 Thông tư 86/2021/TT-BTC
Quyền hạn và trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương là gì?
Theo quy định taị Điều 21 Thông tư 86/2021/TT-BTC, quyền hạn và trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương gồm:
(1)Tuân thủ chế độ quản lý tài chính, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật có liên quan.
(2) Xây dựng Báo cáo quyết toán năm và thực hiện đánh giá và xếp loại Quỹ đầu tư phát triển địa phương hàng năm theo chế độ quy định của pháp luật.
(3) Ban hành các Quy trình hoạt động nghiệp vụ của Quỹ đầu tư phát triển địa phương trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước và các Quy chế hoạt động do Hội đồng quản lý Quỹ ban hành.
Như vậy, để xếp loại B, Quỹ đầu tư và phát triển địa phương cần đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Sau khi đánh giá và xếp loại kết quả hoạt động, báo cáo xếp loại sẽ do Hội đồng quản lý Quỹ đầu tư phát triển địa phương thông qua và trình lên Ủy ban nhân dân cấp tỉnh duyệt. Bên cạnh đó, quyền hạn và trách nhiệm của Quỹ đầu tư phát triển địa phương cũng được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?