Cấm ngân hàng cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho bên thứ ba trong những trường hợp nào?
- Ngân hàng được cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho bên thứ ba theo thỏa thuận với khách hàng đúng không?
- Cấm ngân hàng cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho bên thứ ba trong những trường hợp nào?
- Việc giữ bí mật, cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Ngân hàng được cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho bên thứ ba theo thỏa thuận với khách hàng đúng không?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 117/2018/NĐ-CP quy định các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng như sau:
Các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.
b) Có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.
Như vậy, theo quy định này thì ngân hàng có thể cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho bên thứ ba nếu như có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.
Cấm ngân hàng cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho bên thứ ba trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cấm ngân hàng cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho bên thứ ba trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2013/TT-NHNN quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng như sau:
Các hành vi bị cấm trong hoạt động thông tin tín dụng
1. Thu thập, cung cấp, sử dụng trái phép các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.
2. Cố ý làm sai lệch nội dung thông tin tín dụng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Cung cấp thông tin tín dụng cho tổ chức, cá nhân không liên quan, bất hợp pháp.
4. Lợi dụng các hoạt động thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
5. Cản trở hoạt động thu thập và khai thác thông tin tín dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
6. Cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho các đối tượng không được quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên, cấm cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng cho bên thứ ba trong những trường hợp sau đây:
- Cung cấp các thông tin thuộc phạm vi, danh mục bí mật của Nhà nước.
- Cung cấp thông tin tín dụng cho tổ chức, cá nhân không liên quan, bất hợp pháp.
- Cung cấp thông tin tín dụng để tư lợi cá nhân, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho các đối tượng không được quy định tại Điều 10 Thông tư 03/2013/TT-NHNN (được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 27/2017/TT-NHNN).
Theo đó, các đối tượng được khai thác thông tin tín dụng theo quy định bao gồm:
(1) Cơ quan quản lý nhà nước khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiệp vụ về thanh tra, giám sát, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; điều tra, thống kê xã hội và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
(2) Các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước khai thác sản phẩm thông tin tín dụng phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
(3) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho nhu cầu tìm kiếm khách hàng, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng khác.
(4) Các tổ chức tự nguyện khai thác dịch vụ thông tin tín dụng phục vụ cho mục đích đánh giá khách hàng và các mục đích khác theo quy định của pháp luật.
(5) Khách hàng vay khai thác dịch vụ thông tin tín dụng để kiểm tra thông tin về bản thân và phục vụ mục đích khác theo quy định của pháp luật.
(6) Ngoài đối tượng quy định tại các khoản trên, tổ chức hoặc cá nhân khi khai thác dịch vụ thông tin tín dụng về khách hàng vay phải có sự đồng ý bằng văn bản của khách hàng đó.
(7) Các tổ chức thông tin tín dụng nước ngoài được khai thác các sản phẩm thông tin tín dụng về doanh nghiệp, bao gồm những thông tin được công khai theo quy định của pháp luật trên cơ sở biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác, hợp đồng dịch vụ ký kết với CIC.
Việc giữ bí mật, cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 117/2018/NĐ-CP, việc giữ bí mật, cung cấp thông tin tín dụng của khách hàng được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
(1) Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định này và pháp luật có liên quan.
(2) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.
(3) Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.
(4) Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
(5) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?