Bước đầu tiên trong trình tự quản lý văn bản đi là gì? Cụ thể các bước trong trình tự quản lý văn bản đi?
Bước đầu tiên trong trình tự quản lý văn bản đi là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 14 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về trình tự quản lý văn bản đi như sau:
Trình tự quản lý văn bản đi
1. Cấp số, thời gian ban hành văn bản.
2. Đăng ký văn bản đi.
3. Nhân bản, đóng dấu cơ quan, tổ chức, dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, (đối với văn bản giấy); ký số của cơ quan, tổ chức (đối với văn bản điện tử).
4. Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
5. Lưu văn bản đi.
Như vậy, bước đầu tiên trong trình tự quản lý văn bản đi là cấp số, thời gian ban hành văn bản.
Sau khi cấp số, thời gian ban hành văn bản thì thực hiện các bước tiếp theo, cụ thể như sau:
Bước 2: Đăng ký văn bản đi.
Bước 3: Nhân bản, đóng dấu cơ quan, tổ chức, dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, (đối với văn bản giấy); ký số của cơ quan, tổ chức (đối với văn bản điện tử).
Bước 4: Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
Bước 5: Lưu văn bản đi.
Bước đầu tiên trong trình tự quản lý văn bản đi là gì? Cụ thể các bước trong trình tự quản lý văn bản đi? (Hình từ Internet)
Cụ thể các bước trong trình tự quản lý văn bản đi như thế nào?
Theo quy định tại Mục I Chương III Nghị định 30/2020/NĐ-CP, cụ thể các bước trong trình tự quản lý văn bản đi như sau:
Bước 1: Cấp số, thời gian ban hành văn bản (Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP)
(1) Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự và trình tự thời gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm). Số và ký hiệu văn bản của cơ quan, tổ chức là duy nhất trong một năm, thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.
- Việc cấp số văn bản quy phạm pháp luật: Mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật được cấp hệ thống số riêng.
- Việc cấp số văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
- Việc cấp số văn bản hành chính do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.
(2) Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản mật được cấp hệ thống số riêng.
(3) Đối với văn bản điện tử, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.
Bước 2: Đăng ký văn bản đi (Điều 16 Nghị định 30/2020/NĐ-CP)
(1) Việc đăng ký văn bản bảo đảm đầy đủ, chính xác các thông tin cần thiết của văn bản đi.
(2) Đăng ký văn bản
Văn bản được đăng ký bằng sổ hoặc bằng Hệ thống.
- Đăng ký văn bản bằng sổ
Văn thư cơ quan đăng ký văn bản vào Sổ đăng ký văn bản đi. Mẫu sổ đăng ký văn bản đi theo quy định tại Phụ lục IV Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
- Đăng ký văn bản bằng Hệ thống
Văn bản được đăng ký bằng Hệ thống phải được in ra giấy đầy đủ các trường thông tin theo mẫu Sổ đăng ký văn bản đi, đóng sổ để quản lý.
(3) Văn bản mật được đăng ký theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Bước 3: Nhân bản, đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn (Điều 17 Nghị định 30/2020/NĐ-CP)
(1) Nhân bản, đóng dấu của cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn đối với văn bản giấy
- Văn bản đi được nhân bản theo đúng số lượng được xác định ở phần nơi nhận của văn bản.
- Việc đóng dấu cơ quan, tổ chức và dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
(2) Ký số của cơ quan, tổ chức đối với văn bản điện tử
Ký số của cơ quan, tổ chức được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Bước 4: Phát hành và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi (Điều 18 Nghị định 30/2020/NĐ-CP)
(1) Văn bản đi phải hoàn thành thủ tục tại Văn thư cơ quan và phát hành trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản khẩn phải được phát hành và gửi ngay sau khi ký văn bản.
(2) Việc phát hành văn bản mật đi phải bảo đảm bí mật nội dung của văn bản theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, đúng số lượng, thời gian và nơi nhận.
(3) Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
(4) Thu hồi văn bản
- Đối với văn bản giấy, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận có trách nhiệm gửi lại văn bản đã nhận.
- Đối với văn bản điện tử, trường hợp nhận được văn bản thông báo thu hồi, bên nhận hủy bỏ văn bản điện tử bị thu hồi trên Hệ thống, đồng thời thông báo qua Hệ thống để bên gửi biết.
(5) Phát hành văn bản giấy từ văn bản được ký số của người có thẩm quyền: Văn thư cơ quan thực hiện in văn bản đã được ký số của người có thẩm quyền ra giấy, đóng dấu của cơ quan, tổ chức để tạo bản chính văn bản giấy và phát hành văn bản.
(6) Trường hợp cần phát hành văn bản điện tử từ văn bản giấy: Văn thư cơ quan thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Bước 5: Lưu văn bản đi (Điều 19 Nghị định 30/2020/NĐ-CP)
(1) Lưu văn bản giấy
- Bản gốc văn bản được lưu tại Văn thư cơ quan và phải được đóng dấu ngay sau khi phát hành, sắp xếp theo thứ tự đăng ký.
- Bản chính văn bản lưu tại hồ sơ công việc.
(2) Lưu văn bản điện tử
- Bản gốc văn bản điện tử phải được lưu trên Hệ thống của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Cơ quan, tổ chức có Hệ thống đáp ứng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 30/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan thì sử dụng và lưu bản gốc văn bản điện tử trên Hệ thống thay cho văn bản giấy.
- Cơ quan, tổ chức có Hệ thống chưa đáp ứng theo quy định tại Phụ lục VI Nghị định 30/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có liên quan thì Văn thư cơ quan tạo bản chính văn bản giấy theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Nghị định 30/2020/NĐ-CP để lưu tại Văn thư cơ quan và hồ sơ công việc.
Văn thư cơ quan có nhiệm vụ chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác văn thư
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện đúng quy định về công tác văn thư; chỉ đạo việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.
2. Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Văn thư cơ quan có nhiệm vụ
a) Đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
b) Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến; trình, chuyển giao văn bản đến.
c) Sắp xếp, bảo quản và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu văn bản.
d) Quản lý Sổ đăng ký văn bản.
đ) Quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức; các loại con dấu khác theo quy định.
Như vậy, văn thư cơ quan có nhiệm vụ đăng ký, thực hiện thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ chi phí đào tạo, phát triển nguồn nhân lực từ Quỹ Hỗ trợ đầu tư theo Nghị định 182 là bao nhiêu?
- Chủ tịch Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng là ai? Hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động theo chế độ gì?
- Ngày 15 tháng 1 dương lịch là ngày gì? 15 1 dương là bao nhiêu âm 2025? Ngày 15 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp huyện nhằm mục đích gì?
- Chứng chỉ hành nghề có hiệu lực bao lâu? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo Nghị định 175?