Bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là ai? Bên bán không được bán khoản phải thu trong trường hợp nào?
Bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là ai?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-NHNN quy định về bên bán khoản phải thu như sau:
Bên bán khoản phải thu (sau đây gọi tắt là bên bán) là công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được phép thực hiện hoạt động cho thuê tài chính.
Theo quy định trên, bên bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được phép thực hiện hoạt động cho thuê tài chính.
Hợp đồng cho thuê tài chính (Hình từ Internet)
Bên mua khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính gồm những chủ thể nào?
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2017/TT-NHNN quy định về bên mua khoản phải thu như sau:
Bên mua khoản phải thu (sau đây gọi tắt là bên mua) là người cư trú và người không cư trú theo quy định của pháp luật ngoại hối, bao gồm:
a) Người cư trú:
(i) Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng) được thực hiện hoạt động mua nợ theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp;
(ii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện hoạt động mua nợ theo Giấy phép thành lập do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp;
(iii) Pháp nhân khác không phải là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô, quỹ tín dụng nhân dân, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iv) Cá nhân;
b) Người không cư trú là tổ chức, cá nhân.
Theo đó, bên mua khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính là người cư trú và người không cư trú theo quy định của pháp luật ngoại hối được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 3 nêu trên.
Bên bán không được bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính trong trường hợp nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 7 Thông tư 20/2017/TT-NHNN quy định về nguyên tắc bán khoản phải thu như sau:
Nguyên tắc bán khoản phải thu
1. Trong giao dịch bán khoản phải thu, bên bán chỉ được chuyển giao quyền đòi nợ tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp bên mua là công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính được thực hiện hoạt động cho thuê tài chính theo Giấy phép thành lập và hoạt động do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, bên bán được chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho thuê tài chính, quyền đòi nợ và các quyền, nghĩa vụ khác tại hợp đồng cho thuê tài chính cho bên mua.
3. Trường hợp hợp đồng cho thuê tài chính có thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thì việc chuyển giao quyền đòi nợ bao gồm cả biện pháp bảo đảm đó.
4. Bên bán không mua lại các khoản phải thu đã bán.
5. Bên bán không được bán khoản phải thu trong các trường hợp sau đây:
a) Bên mua là công ty con của mình;
b) Bên bán và bên thuê tài chính có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được bán khoản phải thu;
c) Khoản phải thu được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm bán khoản phải thu, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán khoản phải thu.
6. Trường hợp bán một phần khoản phải thu hoặc bán một khoản phải thu cho nhiều bên mua, thì bên bán và các bên mua thỏa thuận với nhau về tỷ lệ tham gia, phương thức thực hiện, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên và các nội dung cụ thể khác tại hợp đồng bán khoản phải thu, phù hợp với quy định của pháp luật.
7. Bên mua là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Được thực hiện hoạt động mua nợ theo Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng, Giấy phép thành lập của chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% liên tục trong tất cả các quý của năm liền kề và các quý của năm hiện hành trước thời điểm thực hiện mua khoản phải thu, trừ trường hợp mua khoản phải thu theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt;
c) Tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong tất cả các quý của năm liền kề và các quý của năm hiện hành trước thời điểm thực hiện mua khoản phải thu;
d) Ban hành quy định nội bộ về hoạt động mua khoản phải thu trước khi thực hiện mua khoản phải thu (trong đó phải có các quy định về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định mua khoản phải thu; phương thức mua khoản phải thu; quy trình mua khoản phải thu; quy trình định giá khoản phải thu; quản trị rủi ro đối với hoạt động mua khoản phải thu);
đ) Phải hạch toán theo dõi riêng theo giá mua thực tế của khoản phải thu được mua, bảo đảm phân định được các khoản phải thu được mua với các khoản nợ hình thành từ hoạt động cấp tín dụng của chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
8. Trường hợp bán khoản phải thu có quyền truy đòi, bên bán tiếp tục tính dư nợ cho thuê tài chính vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên thuê tài chính. Trường hợp bán khoản phải thu không có quyền truy đòi, bên mua là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính số tiền mua khoản phải thu vào tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với bên thuê tài chính.
9. Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phải ban hành quy định nội bộ về hoạt động bán khoản phải thu (trong đó phải có các quy định về phân cấp thẩm quyền theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định bán khoản phải thu; phương thức bán khoản phải thu; quy trình bán khoản phải thu; quy trình định giá khoản phải thu; quy trình bán đấu giá khoản phải thu trong trường hợp tự đấu giá khoản phải thu) trước khi thực hiện bán khoản phải thu.
Như vậy, bên bán không được bán khoản phải thu từ hợp đồng cho thuê tài chính trong những trường hợp sau:
+ Bên mua là công ty con của mình.
+ Bên bán và bên thuê tài chính có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được bán khoản phải thu.
+ Khoản phải thu được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm bán khoản phải thu, trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán khoản phải thu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?