Bản đồ địa chính nước ta hiện nay được phân chia là bao nhiêu cấp theo Luật đất đai? Lập bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?

Bản đồ địa chính nước ta hiện nay được phân chia là bao nhiêu cấp theo Luật đất đai? Xin chào, tôi tên Hương. Tôi đang thắc về vấn đề bản đồ địa chính thể hiện địa giới ở địa phương, tôi thấy ở trên Ủy ban nhân dân xã nơi tôi đang sinh sống có treo 1 bản đồ địa chính nơi tôi đang ở, nên tôi muốn hỏi là vậy bản đồ địa chính nước ta hiện nay được phân chia là bao nhiêu cấp theo Luật đất đai? Mong được giải đáp.

Đơn giới hành chính của nước ta hiện nay được phân chia như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định về đơn vị hành chính ở nước ta được như sau:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Đơn vị hành chính của nước ta hiện nay được phân chia thành đơn vị hành chính cấp tỉnh, đơn vị hành chính cấp huyện, đơn vị hành chính cấp xã và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Địa giới hành chính

Địa giới hành chính

Tải trọn bộ văn bản về địa giới hành chính hiện hành: Tại Đây

Địa giới hành chính nước ta hiện nay được quy định như thế nào theo Luật Đất đai?

Căn cứ Điều 29 Luật Đất đai 2013 quy định về địa giới hành chính như sau:

- Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp trong phạm vi cả nước.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp.

- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương.

Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).

- Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp dưới do Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp xác nhận; hồ sơ địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Bộ Nội vụ xác nhận.

Hồ sơ địa giới hành chính cấp nào được lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp đó và Ủy ban nhân dân cấp trên, Bộ Nội vụ, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết được quy định như sau:

+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Chính phủ trình Quốc hội quyết định;

+ Trường hợp tranh chấp liên quan đến địa giới của đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có trách nhiệm cung cấp tài liệu cần thiết và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp địa giới hành chính.

Một số quy định của Luật đất đai về địa giới hành chính bao gồm một số nội dung chính như sau:

- Quản lý địa giới hành chính:

+ Ở trung ương: Chính phủ chỉ đạo việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính; Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về trình tự, thủ tục xác định địa giới hành chính, quản lý mốc địa giới và hồ sơ địa giới hành chính; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về kỹ thuật và định mức kinh tế - kỹ thuật trong việc cắm mốc địa giới hành chính, lập hồ sơ địa giới hành chính.

+ Ở địa phương: Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc xác định địa giới hành chính trên thực địa và lập hồ sơ về địa giới hành chính trong phạm vi địa phương. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý mốc địa giới hành chính trên thực địa tại địa phương; trường hợp mốc địa giới hành chính bị mất, xê dịch hoặc hư hỏng phải kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh đơn vị hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó.

- Giải quyết tranh chấp địa giới hành chính: Tranh chấp địa giới hành chính giữa các đơn vị hành chính do Ủy ban nhân dân của các đơn vị hành chính đó cùng phối hợp giải quyết. Trường hợp không đạt được sự nhất trí về phân định địa giới hành chính hoặc việc giải quyết làm thay đổi địa giới hành chính thì thẩm quyền giải quyết theo quy định của Luật đất đai.

Việc lập bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào theo Luật Đất đai?

Việc lập bản đồ địa chính được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Đất đai 2013 cụ thể như sau:

- Bản đồ hành chính của địa phương nào thì được lập trên cơ sở bản đồ địa giới hành chính của địa phương đó.

- Việc lập bản đồ hành chính được thực hiện theo quy định sau đây:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, hướng dẫn việc lập bản đồ hành chính các cấp trong phạm vi cả nước và tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính toàn quốc, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức thực hiện việc lập bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.”

Theo Luật Đất đai bản đồ địa chính nước ta hiện nay được phân chia là bao nhiêu cấp?

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT về các loại bản đồ hành chính với nội dung sau:

“Điều 4. Các loại bản đồ hành chính các cấp
Bản đồ hành chính các cấp bao gồm:
1. Bản đồ hành chính toàn quốc là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam bao gồm đất liền biển, đảo và quần đảo.
2. Bản đồ hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp tỉnh) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp huyện, xã thuộc lãnh thổ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Bản đồ hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là bản đồ hành chính cấp huyện) là bản đồ hành chính thể hiện sự phân chia và quản lý hành chính cấp xã thuộc lãnh thổ một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Tập bản đồ hành chính toàn quốc là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp tỉnh thuộc lãnh thổ Việt Nam có cùng kích thước.
5. Tập bản đồ hành chính cấp tỉnh là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ hành chính cấp huyện thuộc đơn vị hành chính cấp tỉnh có cùng kích thước.
6. Tập bản đồ hành chính cấp huyện là tập bản đồ có tập hợp các bản đồ xã, phường, thị trấn thuộc đơn vị hành chính cấp huyện có cùng kích thước.”

Như vậy, với quy định trên đây thì Luật đất đai phân chia bản đồ địa chính nước ta thành các loại sau đây: Bản đồ hành chính toàn quốc; Bản đồ hành chính cấp tỉnh; bản đồ hành chính cấp huyện.

>> Xem thêm: Các quy định hiện hành liên quan đến Bản đồ địa chính Tải

Địa chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mảnh trích đo địa chính được đánh số thứ tự mảnh bằng số Ả rập đúng không?
Pháp luật
Việc thống kê, kiểm kê đất đai do cơ quan nào tổ chức thực hiện theo Luật đất đai? Mục đích của thống kê, kiểm kê đất đai để làm gì?
Pháp luật
Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm những nội dung gì theo quy định của Luật Đất đai? Việc điều tra, đánh giá cần thu thập các tài liệu gì?
Pháp luật
Việc chỉnh lý bản đồ địa chính được tiến hành trong các trường hợp nào theo Luật đất đai? Việc đo vẽ bản đồ địa chính được thực hiện khi nào?
Pháp luật
Độ chính xác của bản đồ địa chính được xác định theo Luật đất đai là bao nhiêu? Thẩm quyền lập bản đồ địa chính thuộc về ai?
Pháp luật
Theo Luật đất đai hiện nay nước ta có bao nhiêu loại đất? Đất được phân theo tiêu chí nào dựa theo Luật Đất đai?
Pháp luật
Bản đồ địa chính nước ta hiện nay được phân chia là bao nhiêu cấp theo Luật đất đai? Lập bản đồ địa chính được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Trích đo địa chính thửa đất là gì? Tờ trích đo địa chính thửa đất khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có giá trị không?
Pháp luật
Mảnh trích đo địa chính là gì? Việc xác nhận mảnh trích đo địa chính được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được áp dụng cho những đối tượng nào theo quy định của Luật đất đai?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm tổ chức triển khai việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo Luật đất đai? Hoạt động điều tra đánh giá bao gồm những hoạt động gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Địa chính
Cao Nguyễn Thảo Quyên Lưu bài viết
4,498 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Địa chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Địa chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào