Rủi ro tín dụng là gì? Các loại rủi ro tín dụng? Ví dụ cụ thể? Người lao động có chức vụ trong tổ chức tín dụng gì thì không được cấp tín dụng?
Rủi ro tín dụng là gì? Các loại rủi ro tín dụng?
Rủi ro tín dụng (Credit Risk) là khả năng xảy ra tổn thất tài chính khi người vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng. Điều này có thể bao gồm việc chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay.
Rủi ro tín dụng thường gặp trong các hoạt động cho vay của ngân hàng và trên thị trường tài chính. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ phải chịu tổn thất về tài chính, gây khó khăn trong hoạt động kinh doanh.
- Các loại rủi ro tín dụng bao gồm:
+ Rủi ro chậm trả: Khi người vay không hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng hạn.
+ Rủi ro mất vốn: Khi ngân hàng không thu hồi được cả gốc và lãi của khoản cho vay.
- Dưới đây là một số ví dụ về rủi ro tín dụng:
+ Doanh nghiệp không trả được nợ: Một doanh nghiệp vay vốn từ ngân hàng để mở rộng sản xuất. Tuy nhiên, do thị trường biến động và doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, họ không thể trả nợ đúng hạn. Điều này dẫn đến tổn thất cho ngân hàng vì không thu hồi được khoản vay.
+ Cá nhân mất khả năng trả nợ: Một cá nhân vay tiền ngân hàng để mua nhà. Nếu người này mất việc hoặc gặp khó khăn tài chính, khả năng không trả được nợ sẽ tăng lên. Ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro mất vốn.
+ Rủi ro từ các khoản vay tiêu dùng: Một khách hàng vay tiền để mua sắm tiêu dùng nhưng sau đó gặp vấn đề về sức khỏe hoặc công việc, dẫn đến mất cân bằng tài chính và không thể trả nợ đúng hạn.
Thông tin mang tính chất tham khảo
Người lao động có chức vụ trong tổ chức tín dụng nào thì không được cấp tín dụng?
Theo Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định:
Những trường hợp không được cấp tín dụng
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng đó; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó; pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần; pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;
b) Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng đó; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.
3. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho khách hàng trên cơ sở bảo đảm của đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào để tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác cấp tín dụng cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
...
Theo đó tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cấp tín dụng cho người lao động đảm nhiệm chức vụ sau:
- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng đó;
- Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.
Lưu ý: quy định trên không áp dụng đối với quỹ tín dụng nhân dân và trường hợp cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng cho cá nhân.
Rủi ro tín dụng là gì? Các loại rủi ro tín dụng? Ví dụ cụ thể? Người lao động có chức vụ trong tổ chức tín dụng gì thì không được cấp tín dụng? (Hình từ Internet)
Hiện nay người lao động có các quyền gì?
Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động có các quyền sau:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?