Xe ô tô 4 chỗ có bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy không? Tài xế lái xe ô tô 4 chỗ có phải khám sức khỏe định kỳ không?
Xe ô tô 4 chỗ có bắt buộc trang bị bình chữa cháy không?
Căn cứ theo Phụ lục I Danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ban hành kèm theo Thông tư 148/2020/TT-BCA quy định như sau:
Tại Phụ lục I Thông tư 57/2015/TT-BCA quy định xe ô tô từ 04 đến 09 chỗ phải trang bị 01 bình bột chữa cháy dưới 4kg hoặc bình bọt chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg.
Tuy nhiên, quy định tại Phụ lục trên đã bị thay thế bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 148/2020/TT-BCA vì vậy, từ ngày 20/02/2021 xe ô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi không phải trang bị bình chữa cháy.
Như vậy, theo quy định trên, xe ô tô từ 04 đến 09 chỗ ngồi không phải trang bị bình chữa cháy.
Xe ô tô 4 chỗ có bắt buộc trang bị bình chữa cháy (Hình từ Internet)
Tài xế lái xe ô tô 4 chỗ được lái liên tục tối đa bao nhiêu giờ trong một ngày?
Căn cứ theo Điều 65 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về thời gian làm việc của người lái xe ô tô như sau:
Thời gian làm việc của người lái xe ô tô
1. Thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được quá 10 giờ trong một ngày và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
2. Người vận tải và người lái xe ô tô chịu trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo như quy định trên thì trong vòng 01 ngày, thời gian làm việc của người lái xe ô tô không được vượt quá 10 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
Như vậy, trong 01 ngày, anh không được lái xe vượt quá 10 giờ và không được lái xe liên tục quá 4 giờ.
Tài xế lái xe ô tô 4 chỗ có phải khám sức khỏe định kỳ không?
Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT quy định thì Việc khám sức khỏe định kỳ chỉ áp dụng đối với người lái xe ô tô chuyên nghiệp (người làm nghề lái xe ô tô) theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, trường hợp anh làm nghề lái xe ô tô thì phải khám sức khỏe định kỳ theo quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT như sau:
Khám sức khỏe đối với người lái xe
1. Thủ tục khám và cấp Giấy khám sức khỏe của người lái xe được thực hiện theo quy định tại Điều 5, Điều 8 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư số 14/2013/TT-BYT).
2. Mẫu Giấy khám sức khỏe của người lái xe áp dụng thống nhất theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo quy định trên, thủ tục khám và cấp Giấy khám sức khỏe của người lái xe được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) và được thay thế bởi Điều 35 Thông tư 32/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Quy trình khám sức khỏe
1. Người đến khám sức khỏe nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại cơ sở khám sức khỏe.
2. Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện như sau:
a) Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
b) Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã đối chiếu theo quy định tại điểm a khoản này đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
c) Kiểm tra đối chiếu giấy tờ tùy thân hợp lệ của thân nhân người bệnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 37 Thông tư này;
d) Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe của đơn vị cho người được khám sức khỏe hoặc người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
đ) Cơ sở khám sức khỏe xây dựng, ban hành và thực hiện quy trình khám sức khỏe;
e) Trả kết quả và lưu hồ sơ khám sức khoẻ.
Cấp Giấy khám sức khỏe quy định tại Điều 38 Thông tư 32/2023/TT-BYT (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Cấp và lưu Giấy khám sức khỏe
1. Giấy khám sức khỏe được cấp 01 (một) bản cho người được khám sức khỏe và 01 bản lưu tại cơ sở khám sức khỏe. Thời gian lưu hồ sơ giấy khám sức khỏe thực hiện theo quy định tại mục 20 nhóm 01 Tài liệu về khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư số 53/2017/TT- BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế. Hồ sơ khám sức khỏe định kỳ do đơn vị quản lý người được khám sức khỏe bảo quản và lưu trữ.
2. Trường hợp người được khám sức khỏe có yêu cầu cấp nhiều giấy khám sức khỏe, thì cơ sở khám sức khỏe thực hiện nhân bản giấy khám sức khoẻ. Việc nhân bản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư (sau đây gọi tắt là Nghị định số 30/2020/NĐ-CP).
3. Thời hạn trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ:
a) Đối với trường hợp khám sức khỏe đơn lẻ: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc khám sức khỏe, trừ trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện khám sức khỏe;
b) Đối với trường hợp khám sức khỏe tập thể theo hợp đồng: cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe, sổ khám sức khỏe định kỳ cho người được khám sức khỏe theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
4. Giá trị sử dụng của giấy khám sức khỏe, kết quả khám sức khỏe định kỳ:
a) Giấy khám sức khỏe có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe;
b) Kết quả khám sức khỏe định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
Trước đây, thủ tục khám và cấp Giấy khám sức khỏe của người lái xe được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 14/2013/TT-BYT (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024), cụ thể:
- Hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở khám sức khỏe.
- Sau khi nhận được hồ sơ khám sức khỏe, cơ sở khám sức khỏe thực hiện các công việc:
+ Đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe;
+ Đóng dấu giáp lai vào ảnh sau khi đã thực hiện việc đối chiếu ảnh trong hồ sơ khám sức khỏe với người đến khám sức khỏe đối với các trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT;
+ Kiểm tra, đối chiếu giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người giám hộ của người được khám sức khỏe đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT;
- Hướng dẫn quy trình khám sức khỏe cho người được khám sức khỏe, người giám hộ của người được khám sức khỏe (nếu có);
- Cơ sở khám sức khỏe thực hiện việc khám sức khỏe theo quy trình.
Cấp Giấy khám sức khỏe theo quy định tại Điều 8 Thông tư 14/2013/TT-BYT như sau:
Cấp Giấy khám sức khỏe
1. Giấy KSK được cấp 01 (một) bản cho người được KSK. Trường hợp người được KSK có yêu cầu cấp nhiều Giấy KSK thì cơ sở KSK thực hiện như sau:
a) Tiến hành việc nhân bản (photocopy) Giấy KSK đã có chữ ký của người kết luận trước khi đóng dấu. Số lượng Giấy KSK được nhân bản theo yêu cầu của người được KSK;
b) Sau khi tiến hành việc nhân bản, thực hiện việc dán ảnh, đóng dấu giáp lai vào Giấy KSK bản photocopy và đóng dấu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư này.
2. Thời hạn trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ:
a) Đối với trường hợp KSK đơn lẻ: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK trong vòng 24 (hai mươi tư) giờ kể từ khi kết thúc việc KSK, trừ những trường hợp phải khám hoặc xét nghiệm bổ sung theo yêu cầu của người thực hiện KSK;
b) Đối với trường hợp KSK tập thể theo hợp đồng: cơ sở KSK trả Giấy KSK, Sổ KSK định kỳ cho người được KSK theo thỏa thuận đã ghi trong hợp đồng.
3. Giá trị sử dụng của Giấy KSK, kết quả KSK định kỳ:
a) Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 (mười hai) tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe; Đối với KSK cho người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì giá trị của Giấy KSK theo quy định của quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà người lao động Việt Nam đến làm việc;
b) Kết quả KSK định kỳ có giá trị sử dụng theo quy định của pháp luật.
4. Trường hợp người được KSK có xét nghiệm HIV dương tính thì việc thông báo kết quả xét nghiệm này phải theo quy định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?