Việc đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học phổ thông như thế nào?

Cho tôi hỏi đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học phổ thông như thế nào? Giáo viên trung học phổ thông được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên có được cấp chứng chỉ hoàn thành không? Trên đây là câu hỏi của cô Thanh Nga tại Đà Nẵng.

Đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học phổ thông như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 11 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2023) quy định như sau:

Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
1. Đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh, học viên; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch bảo đảm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với thực tiễn và các quy định tại Quy chế này.
2. Các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10 (mười) và được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5 (năm) trở lên.
3. Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên:
a) Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học; hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều này.
b) Không hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
4. Kết quả đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.

Như vậy, đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học phổ thông thục hiện như sau:

- Đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.

Đánh giá cần kết hợp giữa đánh giá thường xuyên với đánh giá định kì bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch bảo đảm về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên, phù hợp với thực tiễn và các quy định tại Quy chế này.

Các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch được chấm theo thang điểm 10 (mười) và được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5 (năm) trở lên.

Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên:

- Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên khi thực hiện đầy đủ quy định của các khóa bồi dưỡng trong năm học; hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch với kết quả đạt yêu cầu theo quy định là được xếp loại đạt yêu cầu nếu đạt điểm 5 (năm) trở lên.

- Không hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên không đáp ứng được các yêu cầu theo quy định cụ thể trên.

Kết quả đánh giá, xếp loại bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.

Trước đây, căn cứ theo Điều 11 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (sau đây gọi là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
1. Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
2. Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.
3. Xếp loại kết quả:
a) Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm a Khoản này.
...

Theo đó, để đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học phổ thông là đánh giá việc vận dụng kiến thức bồi dưỡng thường xuyên vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh trung học phổ thông.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế này.

Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.

Xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học phổ thông có 02 loại như sau:

- Hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên (BDTX): Giáo viên được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng và hoàn thành đủ các bài kiểm tra lý thuyết, thực hành với kết quả đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.

- Không hoàn thành kế hoạch BDTX khi giáo viên không đáp ứng được các yêu cầu về hoàn thành nêu trên.

Đánh giá

Đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học phổ thông như thế nào? (Hình từ Internet)

Giáo viên trung học phổ thông được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên có được cấp chứng chỉ hoàn thành không?

Căn cứ theo Điều 12 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2023) quy định như sau:

Công nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
Giáo viên, cán bộ quản lý hoàn thành các khóa bồi dưỡng trong năm học theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 11 thì được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.

Như vậy, giáo viên trung học phổ thông được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên thì được Sở Giáo dục và Đào tạo công nhận hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.

Trước đây, căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Đánh giá và xếp loại kết quả BDTX
...
4. Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch BDTX. Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.

Như vậy, giáo viên trung học phổ thông được xếp loại hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên thì được cấp chứng chỉ hoàn thành kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên.

Kết quả đánh giá bồi dưỡng thường xuyên được lưu vào hồ sơ và là căn cứ thực hiện chế độ, chính sách bồi dưỡng phát triển nghề nghiệp và sử dụng giáo viên, cán bộ quản lý.

Trường trung học phổ thông có trách nhiệm gì trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên?

Trường trung học phổ thông có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên theo quy định tại Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2023) như sau:

Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 13 của Quy chế này; xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng và công khai danh sách đội ngũ báo cáo viên trước khi tổ chức bồi dưỡng.
2. . Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX có thể liên kết với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý khác trong trường hợp cần thiết và chịu trách nhiệm về chất lượng, các điều kiện đảm bảo thực hiện BDTX và theo các quy định của Quy chế này./.

Dẫn chiếu đến Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT (Có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2023) quy định như sau:

Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX trong việc thực hiện BDTX
...
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX đảm bảo chất lượng và theo quy định;
b) Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý;
c) Thực hiện bồi dưỡng thường xuyên; đánh giá, xếp loại và gửi kết quả bồi dưỡng thường xuyên về Sở Giáo dục và Đào tạo.

Như vậy, Trường trung học phổ thông có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 13 nêu trên;

Đồng thời, xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng và công khai danh sách đội ngũ báo cáo viên trước khi tổ chức bồi dưỡng.

Cơ sở thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên có thể liên kết với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý khác trong trường hợp cần thiết và chịu trách nhiệm về chất lượng, các điều kiện đảm bảo thực hiện BDTX và theo các quy định của Quy chế này.

Trước đây, căn cứ theo Điều 19 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Trách nhiệm của các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Thực hiện theo cơ chế phối hợp được quy định tại Điều 13 của Quy chế này; công khai danh sách đội ngũ báo cáo viên; xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) để đánh giá kết quả bồi dưỡng theo từng nội dung của Chương trình BDTX và gửi về Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục) trước khi tổ chức bồi dưỡng.
2. Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX có thể liên kết với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý khác trong trường hợp cần thiết và chịu trách nhiệm về chất lượng, các điều kiện đảm bảo thực hiện BDTX và theo các quy định của Quy chế này./.

Tại Điều 13 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT quy định như sau:

Cơ chế phối hợp giữa sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo với cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX trong việc thực hiện BDTX
...
2. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX chủ trì, phối hợp sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo thực hiện nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu BDTX đảm bảo chất lượng và theo quy định;
b) Cung cấp tài liệu bồi dưỡng và thông tin kịp thời về tình hình bồi dưỡng của giáo viên, cán bộ quản lý;
c) Thực hiện BDTX và đánh giá kết quả BDTX theo quy định.

Theo đó, trách nhiệm của trường trung học phổ thông trong việc thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên được quy định cụ thể trên.

Giáo viên trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông chưa có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm nếu thăng hạng 2 có cần bổ sung không?
Pháp luật
Bảng lương Giáo viên trung học phổ thông hạng 1 mới nhất hiện nay? Mức lương cao nhất là bao nhiêu?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông hạng 3 được áp dụng ngạch lương viên chức loại mấy? Bảng lương giáo viên THPT?
Pháp luật
Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân của giáo viên THPT hạng 1,2,3 theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT?
Pháp luật
Để chuyển đổi thành giáo viên trung học phổ thông thì giáo viên trung học cơ sở cần đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có những nhiệm vụ gì và khi nghỉ hè có được phụ cấp trách nhiệm không?
Pháp luật
Việc đánh giá và xếp loại kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên trung học phổ thông như thế nào?
Pháp luật
Bảng lương viên chức giáo vụ trường trung học phổ thông chuyên mới nhất hiện nay quy định thế nào?
Pháp luật
Bảng lương của giáo viên trung học phổ thông hạng 2 mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng 1 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên trung học phổ thông
9,043 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên trung học phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào