Vật cùng loại là gì? Nếu nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có được yêu cầu thanh toán giá trị của vật?
Vật cùng loại là gì?
Vật cùng loại được giải thích tại Điều 113 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Vật cùng loại và vật đặc định
1. Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
2. Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.
Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao vật đặc định thì phải giao đúng vật đó.
Theo quy định này vật cùng loại được hiểu là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.
Lưu ý: Vật cùng loại có cùng chất lượng có thể thay thế cho nhau.
Vật cùng loại là gì? Nếu nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có được yêu cầu thanh toán giá trị của vật? (hình từ internet)
Khi vật phải giao là vật cùng loại thì cần lưu ý gì?
Khi vật phải giao là vật cùng loại thì cần lưu ý các quy định tại Điều 279 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Thực hiện nghĩa vụ giao vật
1. Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
2. Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.
3. Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, khi vật phải giao là vật cùng loại thì cần lưu ý như sau:
- Bên có nghĩa vụ giao vật phải bảo quản, giữ gìn vật cho đến khi giao.
- Khi vật phải giao là vật đặc định thì bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng tình trạng như đã cam kết; nếu là vật cùng loại thì phải giao đúng số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình; nếu là vật đồng bộ thì phải giao đồng bộ.
- Bên có nghĩa vụ phải chịu mọi chi phí về việc giao vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Nếu nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu thanh toán giá trị của vật không?
Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật được quy định tại Điều 356 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ giao vật
1. Trường hợp nghĩa vụ giao vật đặc định không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao đúng vật đó; nếu vật không còn hoặc bị hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật.
2. Trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.
3. Trường hợp việc vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà gây thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm phải bồi thường thiệt hại.
Theo quy định này thì trường hợp nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm phải giao vật cùng loại khác; nếu không có vật cùng loại khác thay thế thì phải thanh toán giá trị của vật.
Trách nhiệm của bên giao vật cùng loại khi vi phạm nghĩa vụ giao vật được quy định ra sao?
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 360 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Như vậy, trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trong đó, thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ được quy định tại Điều 361 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ
1. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.
2. Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
3. Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Như vậy, thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ sẽ gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần, trong đó:
- Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
- Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?