Việc đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun bằng phương pháp sử dụng tủ sấy được thực hiện ra sao?

Cho tôi hỏi để tiến hành đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun bằng phương pháp sử dụng tủ sấy thì cần thực hiện như thế nào? Mẫu thử dùng cho việc đánh giá phải đảm bảo yêu cầu gì? Câu hỏi của anh T.K từ Hải Phòng.

Để đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun bằng phương pháp sử dụng tủ sấy thì cần chuẩn bị những thiết bị nào?

Theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6242:2011 (ISO 580:2005) về Hệ thống đường ống và ống bằng chất dẻo - Phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun - Phương pháp đánh giá ngoại quan ảnh hưởng của gia nhiệt thì thiết bị dụng cụ cần dùng cho việc đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun bằng phương pháp sử dụng tủ sấy gồm:

(1) Tủ sấy có hệ thống tuần hoàn không khí, được điều khiển nhiệt độ: có trang bị bộ ổn nhiệt sao cho nhiệt độ vùng làm việc được duy trì ở nhiệt độ thử đã quy định trước trong suốt quá trình thử và có khả năng gia nhiệt phù hợp để đạt được đến nhiệt độ thử trong vòng 15 min sau khi đưa mẫu thử vào.

(2) Nhiệt kế: được chia độ đến 0,5 oC hoặc cặp nhiệt điện loại “T” có độ phân giải đến 0,1 oC và độ chính xác ít nhất là ± 0,8 oC.

Việc đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun bằng phương pháp sử dụng tủ sấy được thực hiện ra sao?

Việc đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun bằng phương pháp sử dụng tủ sấy được thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)

Mẫu thử dùng cho việc đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun bằng phương pháp sử dụng tủ sấy được chuẩn bị ra sao?

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6242:2011 (ISO 580:2005) về Hệ thống đường ống và ống bằng chất dẻo - Phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun - Phương pháp đánh giá ngoại quan ảnh hưởng của gia nhiệt thì sau khi loại bỏ mọi vật bám, lấy một phụ tùng ép phun hoàn chỉnh làm mẫu thử.

Nếu phụ tùng có kèm theo một vòng đệm elastome thì trước khi thử bỏ vòng đệm đó ra.

Trong trường hợp các phụ tùng có nhiều chi tiết thì tách riêng các chi tiết đó ra và thử riêng từng chi tiết.

*Lưu ý: Số lượng mẫu thử được quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm. Khi không có quy định về số lượng mẫu thì phải thử ít nhất ba mẫu.

Việc đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun bằng phương pháp sử dụng tủ sấy được thực hiện ra sao?

Các bước đánh giá ảnh hưởng của việc gia nhiệt lên phụ tùng ống bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun được thực hiện theo tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6242:2011 (ISO 580:2005) về Hệ thống đường ống và ống bằng chất dẻo - Phụ tùng bằng nhựa nhiệt dẻo dạng ép phun - Phương pháp đánh giá ngoại quan ảnh hưởng của gia nhiệt như sau:

Bước 1: Đặt nhiệt độ của tủ sấy đến nhiệt độ (T ± 2) oC theo quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc theo Bảng 1.

Bước 2: Đặt mẫu thử vào tủ sấy và sắp xếp sao cho nếu có thể thì các mẫu đứng trên một mặt của phần đầu nong, tránh tiếp xúc với mẫu khác hoặc với thành tủ sấy.

Bước 3: Để mẫu thử trong tủ sấy cho đến khi tủ sấy trở về nhiệt độ thử (T ± 2) oC và thêm một thời gian t, tùy thuộc vào độ dày thành trung bình em của phần dày nhất của mẫu thử theo quy định trong tiêu chuẩn sản phẩm hoặc theo Bảng 1.

Bước 4: Lấy mẫu thử ra khỏi tủ sấy, cẩn thận không làm biến dạng hoặc làm hỏng mẫu.

Dùng một con dao sắc hoặc một lưỡi dao cạo cắt mẫu thử trong khi mẫu vẫn còn nóng để có thể đo được kích thước của các vết nứt, phồng rộp, bong tách và các vết hở đường hàn, nếu có theo yêu cầu.

Bước 5: Để các mẫu thử và/hoặc các phần mẫu nguội trong không khí cho đến khi có thể cầm bằng tay mà không làm biến dạng mẫu.

Nếu không có các quy định khác trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này thì số lượng vết cắt được tiến hành như sau:

- đối với các chi tiết hình trụ có dn ≤ 160 mm ít nhất phải cắt hai lần cách đều nhau quanh chu vi phần miệng của từng đầu nong hoặc đầu không nong của chi tiết;

- đối với các chi tiết hình trụ có dn > 160 mm, ít nhất phải cắt bốn lần cách đều nhau quanh chu vi phần miệng của từng đầu nong hoặc đầu không nong của chi tiết.

Đối với dn, xem Hình 1.

Bước 6: Kiểm tra từng mẫu thử và ghi lại bất kỳ sự thay đổi bề mặt nào như xuất hiện các vết nứt, bong tách và vết hở đường hàn cũng như sự thay đổi bên trong của thành phụ tùng, ví dụ các vết phồng rộp và ở vùng cổng phun.

Xác định phạm vi của các khuyết tật này trong vùng cổng phun biểu thị bằng phần trăm của độ dày thành như sau.

(1) Đối với phụ tùng ép phun kiểu cổng phun trực tiếp (xem Hình 1):

- kiểm tra xung quanh các điểm phun trong phạm vi bán kính như quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này.

- Khi không có quy định tại tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này thì sử dụng R = 0,3 dn với giá trị tối đa là 50 mm.

(3) Đối với phụ tùng ép phun kiểu cổng phun vòng hoặc màng ngăn (xem Hình 1):

- kiểm tra trong phạm vi chiều dài L của phần hình trụ của vùng cổng phun như quy định trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này, khi không có quy định thì kiểm tra trong phạm vi chiều dài L = 0,3 dn.

- Trong trường hợp vết nứt chạy suốt theo toàn bộ chiều dày thành của vùng cổng phun thì xác định chiều dài của vết nứt đó.

(3) Đối với phụ tùng ép phun có đường hàn, xác định phần rộng nhất và sâu nhất của khoảng hở đường hàn bất kỳ.

(4) Đối với tất cả các phần khác của phụ tùng nằm trên vùng cổng phun, kiểm tra sự thay đổi bề mặt như là các vết nứt, phồng rộp và bong tách của thành phụ tùng.

Nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn viện dẫn đến tiêu chuẩn này thì có thể sử dụng các yêu cầu trong Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6242:2011 (ISO 580:2005) để kiểm tra mẫu thử.

Vùng cổng phun

Phụ tùng ống
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Pháp luật
TCVN 13915-1:2023 về Chất lượng nước - Các phép đo sinh lý và sinh hóa trên cá - Lấy mẫu cá, xử lý và bảo quản mẫu thế nào?
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phụ tùng ống
327 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phụ tùng ống Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phụ tùng ống Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào