Việc cá nhân không thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Việc cá nhân không thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
- Đối tượng nào có trách nhiệm thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu?
- Hoạt động điện ảnh phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định?
Việc cá nhân không thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về phổ biến phim như sau:
Vi phạm quy định về phổ biến phim
...
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm về phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng sau đây:
a) Không cung cấp danh mục phim chiếu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương nơi tổ chức đăng ký kinh doanh phổ biến phim;
b) Không thông báo bằng văn bản về nội dung, chương trình chiếu phim cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Phổ biến phim sau khi thông báo bằng văn bản về nội dung, chương trình chiếu phim mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền có văn bản không đồng ý.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc bị dừng phổ biến phim đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép phân loại phim đối với hành vi quy định tại điểm a trong trường hợp giấy phép đã được cấp và hành vi quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm d khoản 4 Điều này;
d) Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi quy định tại khoản 7 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP thì mức phạt trên là mức phạt đối với cá nhân.
Như vậy, đối với hành vi không thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Việc không thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu thì có thể bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào có trách nhiệm thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu?
Đối chiếu với quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Điện ảnh 2022 quy định về phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng:
Theo đó, đối tượng nào có trách nhiệm thay đổi thời gian, quy mô chiếu phim tại địa điểm chiếu phim công cộng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng địa điểm chiếu phim công cộng.
Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng địa điểm chiếu phim công cộng còn phải bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật Điện ảnh 2022, cụ thể:
- Bảo đảm phổ biến phim theo nội dung đã đăng ký kinh doanh, chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc được phê duyệt;
- Chỉ được phổ biến phim có Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng, trừ trường hợp tự thực hiện phân loại phim theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Điện ảnh 2022;
- Bảo đảm điều kiện để phổ biến phim đối với từng hình thức phổ biến phim;
- Thực hiện hiển thị mức phân loại phim, cảnh báo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Dừng việc phổ biến phim khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đồng thời, phải tuân thủ quy định về hoạt động kinh doanh, điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, y tế, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Hoạt động điện ảnh phải đảm bảo những nguyên tắc nào theo quy định?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Điện ảnh 2022 thì đối với hoạt động điện ảnh phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Xây dựng nền điện ảnh Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của Nhân dân và hội nhập quốc tế.
- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo đảm tính nhân văn, thẩm mỹ và giải trí.
- Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do sáng tạo trong khuôn khổ của pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh.
- Bảo đảm sự bình đẳng, cạnh tranh công bằng của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh và phát triển công nghiệp điện ảnh.
- Phát triển công nghiệp điện ảnh phù hợp quy luật thị trường và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Sử dụng hiệu quả, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội đầu tư, hỗ trợ cho điện ảnh, ưu tiên vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và nông thôn.
- Tuân thủ quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức nghề nghiệp và có trách nhiệm xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?