Vật liệu bao bọc bên ngoài cabin thang máy chữa cháy là loại vật liệu nào theo quy chuẩn Việt Nam? Thang máy chữa cháy có phải sử dụng nguồn điện độc lập hay không?

Hiện tại anh đang tìm quy định về cửa chống cháy cho thang máy. Không rõ vật liệu bao bọc bên ngoài cabin thang máy chữa cháy được làm từ vật liệu nào? Hệ thống điện dùng cho thang máy chữa cháy có phải hệ thống điện độc lập hay không?

Vật liệu bao bọc bên ngoài cabin thang máy chữa cháy là loại vật liệu nào theo quy chuẩn Việt Nam?

Theo điểm A.2.12 Mục A.2 Phục lục A QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về bố trí thang máy chữa cháy như sau:

"Phụ lục A Quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể
...
A.2 Các quy định đối với nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m) thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp
...
A.2.12 Phải bố trí thang máy chữa cháy trong các giếng thang riêng biệt, có sảnh thang máy độc lập. Lối ra từ thang máy này đi ra ngoài nhà không được bố trí đi qua sảnh chung.
Số lượng thang máy chữa cháy cho mỗi khoang cháy phải được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 45 m.
Các cấu kiện bao bọc cabin thang máy chữa cháy (tường, sàn, trần, cửa) phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc từ nhóm vật liệu Ch1.
Vật liệu ốp lát hoàn thiện bề mặt các cấu kiện bao bọc cabin áp dụng như cho các gian phòng theo quy định tại A.2.25.
..."

Tại Mục B.1 Phục lục B QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về nhóm vật liệu cháy như sau:

"B.1 Vật liệu xây dựng được phân thành hai loại: vật liệu cháy và vật liệu không cháy theo các trị số của các thông số thử nghiệm cháy như sau:
a) Vật liệu không cháy, phải bảo đảm trong suốt khoảng thời gian thử nghiệm:
- Mức gia tăng nhiệt độ của lò đốt không quá 50 ºC.
- Khối lượng mẫu bị giảm không quá 50 %.
- Thời gian kéo dài của ngọn lửa không quá 10 s.
b) Vật liệu cháy là vật liệu khi thử nghiệm, không thỏa mãn một trong 3 yếu tố trên.
CHÚ THÍCH 1: Các thông số thử nghiệm được xác định theo tiêu chuẩn ISO 1182 hoặc tiêu chuẩn tương đương.
CHÚ THÍCH 2: Một số vật liệu thực tế sau được xếp vào vật liệu không cháy: Các vật liệu vô cơ nói chung như bê tông, gạch đất sét nung, gốm, kim loại, khối xây và vữa trát, và tương tự.
B.2 Theo tính cháy, vật liệu cháy được phân thành 4 nhóm, ứng với các thông số cháy thử nghiệm như quy định tại Bảng B.1.
Vật liệu tạo nên thang máy chữa cháy

Từ những quy chuẩn trên thì vật liệu tạo nên thang máy chữa cháy là loại vật liệu Ch1.

Vật liệu Ch1 là loại vật liệu ít cháy:

- Nhiệt độ khí trong ống thoát khói: ≤ 135 độ C

- Mức độ hư hỏng làm giảm chiều dài mẫu: ≤ 65 %

- Mức độ hư hỏng làm giảm khối lượng mẫu: ≤ 20 %

- Khoảng thời gian tự cháy: 0

Vật liệu bao bọc bên ngoài cabin thang máy chữa cháy là loại vật liệu nào theo quy chuẩn Việt Nam?

Vật liệu bao bọc bên ngoài cabin thang máy chữa cháy là loại vật liệu nào theo quy chuẩn Việt Nam (Hình từ Internet)

Việc lắp đặt thang máy chữa cháy phải tuân thủ các quy định nào?

Theo tiểu mục 6.13 Mục 6 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về các giải pháp chữa cháy và cứu nạn như sau:

"6. CHỮA CHÁY VÀ CỨU NẠN
...
6.13 Mỗi khoang cháy của các nhà có chiều cao PCCC lớn hơn 28 m (lớn hơn 50 m đối với nhà nhóm F1.3), hoặc nhà có chiều sâu của sàn tầng hầm dưới cùng (tính đến cao độ của lối ra thoát nạn ra ngoài) lớn hơn 9 m phải có tối thiểu một thang máy chữa cháy.
CHÚ THÍCH: Yêu cầu kỹ thuật khác như cấp điện, hệ thống điều khiển, truyền tín hiệu, liên lạc, thiết bị phục vụ bảo vệ chống cháy và những hệ thống tương tự phải bảo đảm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật riêng được chọn lựa cho thang máy chữa cháy.
Việc bố trí và lắp đặt các thang máy chữa cháy phải bảo đảm những quy định cơ bản sau:
- Không được sử dụng các thang máy chủ yếu để vận chuyển hàng hóa để làm thang máy chữa cháy.
- Ở điều kiện bình thường, thang máy chữa cháy vẫn được sử dụng để chở người. Thang máy chữa cháy có thể được bố trí với một sảnh thang máy riêng hoặc trong một sảnh chung với các thang máy chở người và hợp lại với nhau bằng một hệ thống điều khiển tự động theo nhóm.
- Có số lượng được tính toán đủ để khoảng cách từ vị trí các thang máy đó đến một điểm bất kỳ trên mặt bằng tầng mà nó phục vụ không vượt quá 60 m.
- Nếu chỉ có một thang máy chữa cháy thì thang máy đó ít nhất phải đến được tất cả các tầng kế cận với tầng đang cháy của nhà.
- Nếu có nhiều thang máy chữa cháy được bố trí chung trong một giếng thang thì các thang máy có thể phục vụ cho các khu vực khác nhau của nhà với điều kiện phải thể hiện rõ vùng được phục vụ trên mỗi thang máy đó.
- Trong mọi trường hợp, hình thức phục vụ của các thang máy chữa cháy phải giống nhau và thông dụng, ví dụ thang máy chỉ phục vụ các tầng lẻ hoặc các tầng chẵn hoặc tất cả các tầng.
- Nếu có các tầng lánh nạn thì mỗi tầng đó phải được phục vụ bởi ít nhất một thang máy chữa cháy.
- Ở chế độ hoạt động bình thường, cửa các thang máy chữa cháy không được mở vào những tầng lánh nạn đó còn cửa tầng của các giếng thang tại những tầng lánh nạn đó phải thường xuyên được khóa và chỉ được tự động mở khóa khi chuyển sang chế độ phục vụ lực lượng chữa cháy.
- Trong trường hợp có cháy, các thang máy chữa cháy phải bảo đảm để người lính chữa cháy:
+ là người duy nhất được quyền kiểm soát và vận hành để cùng với trang thiết bị của mình tiếp cận đến đám cháy một cách dễ dàng, quen thuộc, an toàn và nhanh chóng.
+ được bảo vệ an toàn khi sử dụng trước tác động của lửa và khói bằng các giải pháp thích hợp, đặc biệt là khi ra khỏi các thang máy đó.
+ có lối đi thông thoáng và an toàn để tiếp cận đến các thang máy đó cũng như đến các sàn được những thang máy đó phục vụ.
+ không phải di chuyển quá hai tầng để tiếp cận đến tầng có thể bị cháy bất kỳ của nhà.
- Được bảo vệ trong các giếng thang máy riêng (không chung với các loại thang máy khác) và trong mỗi giếng thang máy như vậy chỉ được bố trí không quá 3 thang máy chữa cháy. Kết cấu bao bọc giếng thang máy phải có giới hạn chịu lửa không nhỏ hơn REI 120.
- Sảnh thang máy chữa cháy là một khoang đệm bảo đảm tất cả các quy định sau:
+ có diện tích không nhỏ hơn 4 m2;
+ khi kết hợp với các sảnh của buồng thang bộ không nhiễm khói thì diện tích không nhỏ hơn 6 m2;
+ được bao bọc bằng các vách ngăn cháy loại 1;
+ có lắp đặt họng chờ cấp nước DN 65 dành cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp;
- Việc bố trí thang máy chữa cháy phải dự tính được đường di chuyển của đội chữa cháy chuyên nghiệp và bảo đảm đội chữa cháy tiếp cận được tất cả các gian phòng trên tất cả các tầng của nhà.
- Sức chở của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn 630 kg đối với nhà chung cư nhóm F1.3 và không nhỏ hơn 1 000 kg đối với nhà sản xuất và nhà công cộng khác.
- Tốc độ di chuyển của thang máy chữa cháy không được nhỏ hơn H/60 (m/s), trong đó H là chiều cao nâng (m).
- Kết cấu bao che của cabin thang máy chữa cháy phải được làm từ vật liệu không cháy hoặc cháy yếu.

Theo đó, việc lắp đặt bố trí các thang máy chữa cháy phải tuân thủ các quy định theo Quy chuẩn vừa nêu trên.

Thang máy chữa cháy có phải sử dụng nguồn điện độc lập hay không?

Theo điểm A.2.28 Mục A.2 Phục lục A QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định:

"Phụ lục A Quy định bổ sung về an toàn cháy đối với một số nhóm nhà cụ thể
...
A.2 Các quy định đối với nhà (có chiều cao PCCC từ trên 50 m đến 150 m) thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F4.3 và nhà hỗn hợp
...
A.2.28 Hệ thống điện
A.2.28.1 Điện cấp cho các hệ thống thiết bị kỹ thuật nêu dưới đây phải bảo đảm duy trì sự làm việc của các thiết bị đó trong thời gian không ít hơn 3 giờ kể từ khi có cháy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập:
- Thang máy chữa cháy;
- Các thiết bị của hệ thống bảo vệ chống cháy;
- Hệ thống báo cháy tự động và hướng dẫn thoát nạn;
- Các thiết bị của hệ thống chữa cháy tự động và cấp nước chữa cháy;
- Các thiết bị bảo vệ chống cháy cho hệ thống thiết bị kỹ thuật;
- Các trang thiết bị phục vụ cứu hộ - cứu nạn.

Như vậy, điện cấp cho các hệ thống thang máy chữa máy phải bảo đảm duy trì sự làm việc của thang máy và phải được lấy từ 3 nguồn cấp độc lập.

Thang máy chữa cháy
Phòng cháy chữa cháy Tải trọn bộ các quy định về Phòng cháy chữa cháy hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chủ đầu tư có được yêu cầu nhà thầu cung cấp hồ sơ năng lực phòng cháy chữa cháy?
Pháp luật
Mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp mới nhất 2025? Tải mẫu kế hoạch PCCC của doanh nghiệp ở đâu?
Pháp luật
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng được quy định như thế nào? Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?
Pháp luật
Hướng dẫn Công an nhân dân khám nghiệm hiện trường vụ cháy theo Thông tư 88 thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định thủ tục, đơn vị chủ trì xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ tại hiện trường của Công an nhân dân khi xảy ra vụ cháy từ ngày 15/1/2025 như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định sơ bộ thiệt hại về người và tài sản khi có xảy ra vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Biên bản vụ cháy 2025 mới nhất? Tải mẫu Biên bản vụ cháy 2025 ở đâu? Hướng dẫn lập biên bản vụ cháy ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ xác minh, giải quyết vụ cháy từ 15/1/2025 của CAND gồm những gì? Nhiệm vụ của CAND tại hiện trường vụ cháy ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn CAND thu thập và xử lý tài liệu liên quan đến vụ cháy theo Thông tư 88 như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thang máy chữa cháy
3,574 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thang máy chữa cháy Phòng cháy chữa cháy

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thang máy chữa cháy Xem toàn bộ văn bản về Phòng cháy chữa cháy

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào