Ủy ban Dân tộc Việt Nam đặt ra những yêu cầu gì đối với máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau Ủy ban Dân tộc Việt Nam đặt ra những yêu cầu gì đối với máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước? Ủy ban Dân tộc Việt Nam quy định đối tượng nào có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật? Câu hỏi của anh B.L.Q đến từ TP.HCM.

Ủy ban Dân tộc Việt Nam đặt ra những yêu cầu gì đối với máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước?

Căn cứ tại Điều 12 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 về đảm bảo an toàn sử dụng máy tính độc lập lưu giữ bí mật nhà nước và sử dụng thiết bị ngoại vi:

Ủy ban Dân tộc Việt Nam đặt ra những yêu cầu sau đối với máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước:

- Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước phải bảo đảm không được kết nối mạng nội bộ, mạng Internet.

- Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước chỉ cung cấp và bàn giao cho cán bộ được giao nhiệm vụ soạn thảo bí mật nhà nước.

- Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước chỉ cung cấp và bàn giao cho cán bộ được giao nhiệm vụ soạn thảo bí mật nhà nước.

- Máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước phải được đặt mật khẩu có độ dài 8 ký tự trở lên và gồm các ký tự hoa, thường, số và ký tự đặc biệt (!,@,#,$,%...), sau 03 tháng phải thay đổi mật khẩu nhằm đảm bảo an toàn.

Lưu ý số 1: Không được sử dụng các trang thiết bị di động như ổ cứng di động, USB vào máy tính soạn thảo văn bản bí mật nhà nước.

Trong trường hợp phải sử dụng thiết bị di động (USB, ổ cứng di động) cần phải bảo quản chặt chẽ không được mang ra khỏi phòng làm việc, không được cắm vào các máy tính khác để sao lưu dữ liệu.

Đặc biệt sau khi dùng để sao lưu dữ liệu thì có thể xóa trắng usb di động ổ cứng di động nhằm đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu mật.

Lưu ý số 2: Đối với các máy tính không phải thực hiện nhiệm vụ soạn thảo văn bản bí mật nhà nước khi kết nối với USB, ổ cứng di động phải được quét mã độc trước khi sử dụng.

Ủy ban Dân tộc Việt Nam đặt ra những yêu cầu gì đối với máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước? (Hình từ Internet)

Ủy ban Dân tộc Việt Nam quy định đối tượng nào có trách nhiệm sửa chữa, khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật?

Căn cứ tại Điều 7 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 về bảo vệ bí mật nhà nước trong ứng dụng công nghệ thông tin:

Bảo vệ bí mật nhà nước trong ứng dụng công nghệ thông tin
1. Quy định về soạn thảo, in ấn, phát hành và sao chụp tài liệu mật
a) Không được sử dụng máy tính nối mạng (Internet và nội bộ) để soạn thảo văn bản, chuyển giao, lưu trữ thông tin có nội dung bí mật nhà nước; không được cung cấp tin, bài, tài liệu và đưa thông tin bí mật nhà nước lên Trang tin điện tử/Cổng Thông tin điện tử (gọi tắt là Cổng Thông tin). Nghiêm cấm cài đặt, lắp đặt các thiết bị lưu trữ tài liệu có nội dung bí mật nhà nước vào máy tính nối mạng Internet.
b) Không được in, sao chụp tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trên các thiết bị kết nối mạng Internet.
2. Khi sửa chữa, khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật, các cơ quan phải chuyển cho Trung tâm Chuyển đổi số xử lý. Không được cho phép bất kỳ các công ty tư nhân hoặc người không có trách nhiệm trực tiếp sửa chữa, xử lý và khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật.
3. Trước khi thanh lý các máy tính trong cơ quan, cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin phải dùng các chương trình phần mềm xóa bỏ vĩnh viễn dữ liệu trong ổ cứng máy tính. Không được thanh lý ổ cứng máy tính dùng soạn thảo và chứa các nội dung mật.

Như vậy, khi sửa chữa, khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật, các cơ quan phải chuyển cho Trung tâm Chuyển đổi số xử lý.

Không được cho phép bất kỳ các công ty tư nhân hoặc người không có trách nhiệm trực tiếp sửa chữa, xử lý và khắc phục các sự cố của máy tính dùng để soạn thảo văn bản mật.

Tần suất các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam báo cáo tình hình an ninh, an toàn thông tin tại đơn vị mình là bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 17 Quy chế bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trên môi trường mạng trong hoạt động của Ủy ban Dân tộc được ban hành kèm theo Quyết định 650/QĐ-UBDT năm 2023 về trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam:

Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc
1. Lãnh đạo các đơn vị chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Ủy ban trong công tác đảm bảo an toàn hệ thống thông tin của đơn vị mình và có trách nhiệm thi hành và phổ biến quy chế này tới CCVC thuộc đơn vị mình.
2. Khi có sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin, kịp thời áp dụng mọi biện pháp để khắc phục và hạn chế thấp nhất mức thiệt hại có thể xảy ra báo cáo bằng văn bản cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Trung tâm Chuyển đổi số của Ủy ban Dân tộc. Trường hợp có sự cố nghiêm trọng vượt quá khả năng khắc phục của đơn vị, phải báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp và Trung tâm Chuyển đổi số để kịp thời khắc phục.
3. Phối hợp với Trung tâm Chuyển đổi số lên phương án dự phòng nhằm khắc phục sự cố và đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục; 100% các ứng dụng giao dịch điện tử phải được đảm bảo về an toàn thông tin.
5. Lên kế hoạch đầu tư cần thiết để đảm bảo và tăng cường an ninh an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của đơn vị.
6. Báo cáo định kỳ hàng quý tình hình an ninh, an toàn thông tin tại đơn vị mình, gửi về Trung tâm Chuyển đổi số để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban.

Như vậy, các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải có trách nhiệm báo cáo định kỳ hàng quý tình hình an ninh, an toàn thông tin tại đơn vị mình, gửi về Trung tâm Chuyển đổi số để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Ủy ban.

Hay nói cách khác, tần suất các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam thực hiện báo cáo tình hình an ninh, an toàn thông tin tại đơn vị mình là định kỳ hàng quý.

Ủy ban Dân tộc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam khi gặp sự cố hoặc nguy cơ mất an toàn thông tin là gì?
Pháp luật
Đối với cá nhân làm việc tại các đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc Việt Nam, trong hợp đồng tuyển dụng có bắt buộc có các điều khoản về bảo mật công nghệ thông tin không?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc Việt Nam đặt ra những yêu cầu gì đối với máy tính sử dụng soạn thảo văn bản bí mật nhà nước?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định về việc tiếp khách trong nước như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định về việc khen thưởng đối với tập thể, cá nhân người nước ngoài có thành tích trong hợp tác quốc tế như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc quy định quy trình, thủ tục tổ chức Đoàn ra do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm là Trưởng đoàn như thế nào?
Pháp luật
Ủy ban dân tộc quy định về thủ tục xin phép tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ như thế nào?
Pháp luật
Quy định về khánh tiết của Ủy ban Dân tộc trong dịp Tết Nguyên đán Việt Nam? Việc tổ chức chiêu đãi và tặng quà đối với các hoạt động đối ngoại khác như thế nào?
Pháp luật
Thư ký, giúp việc Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc có được quyền tháp tùng khi Lãnh đạo Ủy ban đi công tác hay không?
Pháp luật
Ủy ban Dân tộc thực hiện việc cập nhật và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ủy ban Dân tộc
240 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ủy ban Dân tộc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: