Từ ngày 30/5/2023 sẽ bỏ yêu cầu bằng thạc sĩ với giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở hạng 1?
Từ 30/5/2023 sẽ bỏ yêu cầu bằng thạc sĩ với giáo viên tiểu học hạng 1 đúng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập
....
5. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 5 như sau:
“a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
So với quy định cũ tại Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số: V.07.03.27
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng I.
Theo như quy định trên, hiện nay tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng phải có bằng thạc sĩ trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng 1.
Tuy nhiên, tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT đã sửa đổi trình độ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học hạng 1 như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên tiểu học.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên tiểu học
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học
Như vậy từ ngày 30/5/2023, giáo viên tiểu học hạng 1 không cần phải có bằng thạc sĩ, chỉ yêu cầu có bằng cử nhân trở lên.
Từ ngày 30/5/2023 sẽ bỏ yêu cầu bằng thạc sĩ với giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở hạng 1? (HÌnh từ Internet)
Giáo viên THCS hạng 1 không yêu cầu phải có trình độ thạc sĩ từ 30/5/2023?
Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT quy định như sau:
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 02 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập
....
6. Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 5 như sau:
“a) Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;”
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng thạc sĩ trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở hoặc có bằng thạc sĩ trở lên chuyên ngành phù hợp với môn học giảng dạy hoặc có bằng thạc sĩ quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng I.
Theo như quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì hiện nay giáo viên trung học cơ sở hạng 1 phải có bằng thạc sĩ trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng 1.
Tuy nhiên, tại Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT đã sửa đổi trình độ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở hạng 1 như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên thuộc ngành đào tạo giáo viên đối với giáo viên trung học cơ sở.
- Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên trung học cơ sở theo chương trình do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Theo đó, từ ngày Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành thì giáo viên trung học cơ sở hạng 1 chỉ cần có bằng cử nhân trở lên, không yêu cầu phải có bằng thạc sĩ như hiện nay.
Giáo viên tiểu học, trung học cơ sở hạng 1 có nhiệm vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng 1 như sau:
Giáo viên tiểu học hạng I - Mã số: V.07.03.27
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hạng II, giáo viên tiểu học hạng I phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên tập, biên soạn, phát triển chương trình, tài liệu bồi dưỡng giáo viên, học sinh tiểu học hoặc tham gia Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa khi được lựa chọn;
b) Chủ trì các hoạt động bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của nhà trường hoặc tham gia đánh giá, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng của đồng nghiệp từ cấp huyện trở lên;
c) Tham gia đoàn đánh giá ngoài hoặc tham gia các đoàn công tác thanh tra, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên tiểu học từ cấp huyện trở lên;
d) Tham gia ban giám khảo hội thi giáo viên dạy giỏi hoặc giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi hoặc giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh giỏi cấp huyện trở lên.
Đồng thời căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng 1 như sau:
Giáo viên trung học cơ sở hạng I - Mã số V.07.04.30
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên trung học cơ sở hạng II, giáo viên trung học cơ sở hạng I phải thực hiện những nhiệm vụ sau:
a) Tham gia biên soạn hoặc thẩm định hoặc lựa chọn sách giáo khoa, tài liệu giáo dục địa phương hoặc các tài liệu dạy học khác và tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên;
b) Làm báo cáo viên, chia sẻ kinh nghiệm hoặc dạy minh họa ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên từ cấp huyện trở lên hoặc tham gia dạy học trực tuyến;
c) Chủ trì triển khai, hướng dẫn đồng nghiệp triển khai các chủ trương, nội dung đổi mới của ngành;
d) Tham gia công tác kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên từ cấp huyện trở lên; tham gia đánh giá hoặc hướng dẫn các sản phẩm nghiên cứu khoa học và công nghệ từ cấp huyện trở lên;
đ) Tham gia ban tổ chức hoặc ban giám khảo hoặc ban ra đề trong các hội thi (của giáo viên hoặc học sinh) từ cấp huyện trở lên (nếu có).
Theo đó, giáo viên tiểu học hạng 1, giáo viên trung học cơ sở hạng 1 sẽ thực hiện những nhiệm vụ như quy định trên.
Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/5/2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?