Trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến có trách nhiệm gì?
- Trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, các nội dung nào nhân dân sẽ tham gia ý kiến?
- Chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trong việc thực hiện dân chủ có trách nhiệm gì?
- Các cơ quan nào có thẩm quyền cấp trên phải tổ chức lấy ý kiến và trách nhiệm của các cơ quan này là gì?
Trong việc thực hiện dân chủ ở cấp xã, các nội dung nào nhân dân sẽ tham gia ý kiến?
Thực hiện dân chủ ở cấp xã (Hình từ Internet)
Theo Điều 19 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 quy định về những nội dung nhân dân tham gia ý kiến như sau:
Những nội dung nhân dân tham gia ý kiến
1. Dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cấp xã; phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất; đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới và phương án phát triển ngành nghề của cấp xã.
2. Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết và phương án điều chỉnh; việc quản lý, sử dụng quỹ đất của cấp xã.
3. Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn cấp xã; chủ trương, phương án đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở hạ tầng, tái định cư; phương án quy hoạch khu dân cư.
4. Dự thảo đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính liên quan trực tiếp đến cấp xã.
5. Những nội dung khác cần phải lấy ý kiến nhân dân theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.
Bên cạnh đó, đối các hình thức để nhân dân tham gia ý kiến được quy định tại Điều 20 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007 quy định như sau:
Hình thức để nhân dân tham gia ý kiến
1. Họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàn từng thôn, tổ dân phố.
2. Phát phiếu lấy ý kiến cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
3. Thông qua hòm thư góp ý.
Chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến trong việc thực hiện dân chủ có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại Điều 21 Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn 2007, trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến cụ thể như sau:
Trách nhiệm của chính quyền cấp xã về tổ chức thực hiện những nội dung nhân dân tham gia ý kiến
1. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch để lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của chính quyền cấp xã, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch đã được thông qua.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm chỉ đạo việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình; nghiên cứu tiếp thu ý kiến và thông báo với nhân dân về tiếp thu ý kiến của cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình.
Trường hợp chính quyền cấp xã quyết định các nội dung quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này khác với ý kiến của đa số thì phải nêu rõ lý do và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Đối với những nội dung do cơ quan có thẩm quyền giao cho chính quyền cấp xã đưa ra lấy ý kiến nhân dân thì Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm lập, thông qua kế hoạch thực hiện, trong đó nêu rõ cách thức triển khai, thời gian và trách nhiệm tổ chức thực hiện; chỉ đạo tổ chức thực hiện, tổng hợp ý kiến và báo cáo với cơ quan có thẩm quyền về kết quả lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn.
5. Uỷ ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về quá trình và kết
Các cơ quan nào có thẩm quyền cấp trên phải tổ chức lấy ý kiến và trách nhiệm của các cơ quan này là gì?
Về cơ quan có thẩm quyền cấp trên phải tổ chức lấy ý kiến, nêu rõ tại Điều 13 Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN như sau:
Cơ quan có thẩm quyền cấp trên phải tổ chức lấy ý kiến
Cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định tại Điều 22 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, bao gồm:
1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp (trừ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã).
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và cá nhân là chủ đầu tư, ban quản lý dự án các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp trên thực hiện dân chủ ở cấp xã bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp (trừ các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã).
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị khác và cá nhân là chủ đầu tư, ban quản lý dự án các công trình, dự án đầu tư trên địa bàn.
Cũng theo Điều 14 Hướng dẫn thi hành các Điều 11, Điều 14, Điều 16, Điều 22 và Điều 26 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTUMTTQVN thì:
Trách nhiệm của các cơ quan trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định tại Điều 13 của Hướng dẫn này có trách nhiệm lập phương án, kế hoạch để tổ chức lấy ý kiến nhân dân về những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của mình, trong đó nêu rõ mục đích, yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến, những nội dung cần lấy ý kiến, cách thức triển khai, thời gian lấy ý kiến và trách nhiệm tổ chức, phối hợp thực hiện; cử đại diện tham gia quá trình tổ chức lấy ý kiến nhân dân.
2. Phương án, kế hoạch, kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan và nguồn kinh phí phục vụ cho việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được cơ quan tổ chức lấy ý kiến gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã ở những địa bàn mà quyết định của cơ quan có thẩm quyền sẽ tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của nhân dân.
3. Trên cơ sở phương án, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp xã có thể lựa chọn một hoặc đồng thời nhiều hình thức quy định tại Điều 20 của Pháp lệnh Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để tổ chức lấy ý kiến của nhân dân.
4. Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nếu hợp đồng và phụ lục hợp đồng có mâu thuẫn thì điều khoản trong hợp đồng hay trong phụ lục hết hiệu lực?
- Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho mới nhất? Mức trích lập được tính theo công thức nào?
- Lời chúc Ngày Ông Công Ông Táo? Ngày Ông Công Ông Táo là ngày gì? Ngày Ông Công Ông Táo có phải là ngày lễ lớn?
- Thư chúc Tết Âm lịch 2025 khách hàng hay và ý nghĩa? Tổng hợp mẫu thư chúc Tết khách hàng 2025?
- Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng được chuyển nhượng dự án bất động sản là tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không?