Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trường học năm 2024 2025 các cấp? Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ năm học 2024 2025?
- Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trường học năm 2024 2025 các cấp? Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ năm học 2024 2025?
- Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập là gì?
- Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập là gì?
Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trường học năm 2024 2025 các cấp? Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ năm học 2024 2025?
Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trường học năm 2024 2025 các cấp (Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ năm học 2024 2025) như sau:
Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trường học năm 2024 2025 các cấp (Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ năm học 2024 2025) MẪU 1 BÁO CÁO SƠ KẾT Về việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 202.... Căn cứ về việc thực hiện Quy chế dân chủ trong hoạt động trong ..... tháng đầu năm 202....... của trường............; Căn cứ vào tình hình hoạt động năm học ..........trường ..............báo cáo về việc triển khai và thực hiện Quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường năm 2024 với những nội dung cụ thể sau: I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH. 1. Đặc điểm tình hình của đơn vị: * Về đội ngũ CB, GV, NV. - Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là ......... (trong đó BGH là .... đ/c, giáo viên ....đ/c, nhân viên....đ/c). - Trình độ chuyên môn: ĐH: ....đ/c; cao đẳng .....đ/c; trung cấp ....đ/c. - Trình độ lý luận: Trung cấp: ....đ/c. * Về số lượng nhóm lớp và học sinh. Tổng số học sinh là ..../.... nhóm lớp Trong đó: - ................ * Về cơ sở vật chất. - Toàn trường có tổng số phòng học: ..........phòng - Tổng số phòng chức năng: .........phòng BGH; ....phòng Ytế, .......hành chính, .....phòng chức năng - Nhà bếp: ......... - Trang thiết bị được đầu tư đầy đủ và hiện đại 2. Thuận lợi: - Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện, sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Phòng GD&ĐT Huyện, của Đảng uỷ, UBND xã .............và Ban đại diện cha mẹ học sinh. - Trường có Chi bộ Đảng trực thuộc Đảng ủy xã.............., Chi bộ đã lãnh đạo và chỉ đạo mọi hoạt động của nhà trường, trong đó Chi bộ luôn chú trọng đến quá trình thực hiện dân chủ tại đơn vị, thường xuyên đôn đốc kiểm tra hoạt động của chính quyền và các đoàn thể. - Đội ngũ CB,GV của trường đa số đều nhiệt tình, năng nổ trong mọi mặt hoạt động. Tinh thần đấu tranh phê và tự phê luôn được phát huy mạnh mẽ. - Đội ngũ cán bộ quản lý của trường ngày càng trưởng thành hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, làm việc có kế hoạch, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy chế, đúng luật pháp của Nhà nước hiện hành. 3. Khó khăn: - Đội ngũ giáo viên không đồng đều về chất lượng, có số giáo viên lớn tuổi, do đó cũng ảnh hưởng một phần đến chất lượng giảng dạy cũng như chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ của nhà trường. II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ. 1. Công tác chỉ đạo của Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường: Xem tiếp... TẢI VỀ: MẪU 1 MẪU 2 BÁO CÁO Kết quả thực hiện quy chế dân chủ cơ sở Năm học ..... Căn cứ Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10/11/2022; Căn cứ Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập; Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật thực hiện dân chủ ở cơ sở; Thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học................ Căn cứ vào kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của nhà trường trong năm học .... Trường ...........báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở trong nhà trường cụ thể là: I. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ 1. Hoạt động của Ban chỉ đạo Quy chế dân chủ đơn vị. Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nhà trường được thành lập ngay sau Hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động theo quyết định của Hiệu trưởng. Ban chỉ đạo tổ chức xây dựng Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở dựa trên nguyên tắc, nội dung các văn bản hướng dẫn của các cấp về Quy chế thực hiện dân chủ cơ sở vào thực tiễn điều kiện của nhà trường trong từng năm học. Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện Quy chế trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ năm học với biện pháp lồng ghép vào các hoạt động của nhà trường từng tuần, tháng, các đợt thi đua, học kì và cả năm học. Mỗi năm học Ban chỉ đạo đều kiện toàn lại quy chế hoạt động, lịch thời gian kiểm tra, giám sát, điều chỉnh, bổ sung và sơ kết đánh giá hoạt động của Ban chỉ đạo, kết quả thực hiện Quy chế trong năm học. 2. Các văn bản đã ban hành để thực hiện Quy chế dân chủ ở đơn vị. Xem tiếp... TẢI VỀ MẪU 2 |
Mẫu báo cáo thực hiện quy chế dân chủ trường học năm 2024 2025 các cấp? Báo cáo thực hiện quy chế dân chủ năm học 2024 2025? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập là gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, điều hành hoạt động của cơ sở giáo dục; trong quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chế độ, chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học theo quy định của pháp luật và Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT.
- Tổ chức các cuộc họp giao ban định kỳ để đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao và đề ra nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu phải thực hiện trong thời gian tới của cơ sở giáo dục.
- Lắng nghe ý kiến phản ánh, phê bình của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động và người học. Khi nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học đăng ký được gặp và có nội dung, lý do cụ thể phải bố trí thời gian thích hợp để gặp và trao đổi.
- Chỉ đạo việc cung cấp đầy đủ, kịp thời những thông tin, tài liệu, cách thức tổ chức thực hiện, trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình những nội dung công việc trong cơ sở giáo dục.
- Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học và kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân của cơ sở giáo dục; kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền những vấn đề không thuộc thẩm quyền.
- Chỉ đạo, xem xét, xử lý kịp thời người có hành vi cản trở việc thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục và người có hành vi trả thù, trù dập nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động và người học khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
- Gương mẫu, đi đầu trong việc đấu tranh phòng chống những biểu hiện cửa quyền, sách nhiễu, thành kiến, trù dập, giấu giếm, bưng bít, làm sai lệch sự thật, làm trái nguyên tắc và những biểu hiện không dân chủ khác trong cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với Công đoàn tổ chức hội nghị nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động của cơ sở giáo dục mỗi năm một lần vào đầu năm học theo quy định tại Điều 5 Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định khác có liên quan.
Mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập là gì?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT quy định mục đích thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Phát huy quyền làm chủ của nhà giáo, cán bộ quản lý, người lao động, người học và nâng cao trách nhiệm của hiệu trưởng.
- Tăng cường nề nếp, kỷ cương, kỷ luật trong hoạt động của cơ sở giáo dục, góp phần xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành mạnh, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phòng chống các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cửa quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.