Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo chuẩn nghề nghiệp?
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp? Phiếu tự đánh giá cuối năm mới nhất?
Tải mẫu Bảng tổng hợp và báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên mầm non cuối năm mới nhất?
Căn cứ tại Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
- Quy trình đánh giá
+ Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
+ Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên;
+ Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.
- Xếp loại kết quả đánh giá
+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức tốt;
+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định này đạt mức khá trở lên;
+ Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên;
+ Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).
Ngoài ra, căn cứ tại Mục 2 Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 hướng dẫn về đánh giá theo chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:
- Trong trường hợp đặc biệt (ví dụ: cơ quan quản lý các cấp chọn, cử người tham gia các khóa đào tạo...), được sự đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên, người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông rút ngắn chu kỳ đánh giá và thực hiện đánh giá giáo viên một năm một lần vào cuối năm học theo đầy đủ quy trình quy định tại khoản 1 Điều 10 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT (sau đây gọi tắt là Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên).
- Việc tập hợp minh chứng (các tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng để xác thực một cách khách quan mức độ đạt được trong thực hiện dạy học và giáo dục học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT) để phục vụ việc đánh giá cần chủ động thực hiện từ đầu năm học. Quá trình tập hợp minh chứng giáo viên cần tham khảo ví dụ minh chứng tại Phụ lục I kèm theo công văn này.
- Việc thực hiện quy trình đánh giá theo Điều 10 của Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên tham khảo biểu mẫu tại Phụ lục II kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018
Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất (Hình từ Internet)
Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp mới nhất?
Căn cứ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 quy định các biểu mẫu đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp mới nhất như sau:
Xem và tải Biểu mẫu 1 Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông
Xem và tải Biểu mẫu 2 Phiếu lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn
Trong đó, giáo viên nghiên cứu Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT , đọc kỹ nội dung yêu cầu các mức của từng tiêu chí, đối chiếu cẩn thận với các minh chứng và kết quả trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong năm học, đánh giá (đánh dấu x) các mức chưa đạt (CĐ); Đạt (Đ); Khá (K); Tốt (T) dựa trên các tiêu chí sau đây:
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
- Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
- Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
- Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
- Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh
- Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ học sinh
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
- Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
- Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường
- Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
- Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
- Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt động dạy học cho học sinh
- Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
- Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
- Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp cần đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:
- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.
- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.
- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?
- Phân loại, điều kiện khai thác, sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ 1/7/2025 ra sao?
- Mức đầu tư để trường mầm non tư thục hoạt động giáo dục ít nhất là bao nhiêu? Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục?
- Cơ quan nào quyết định thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập? Thủ tục thành lập trung tâm?