Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 theo Công văn 4530? Hướng dẫn các bước đánh giá, xếp loại giáo viên THPT hiện nay?

Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 theo Công văn 4530? Hướng dẫn các bước đánh giá, xếp loại giáo viên THPT hiện nay? Chị B.Y-Hà Nội.

Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 theo Công văn 4530?

Xem thêm: TEMIS đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2024 như thế nào?

>>Mẫu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất năm 2024?

>> Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THCS mới nhất 2024?

>> Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024?

Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 được quy định tại Biểu mẫu 1 Phụ lục II Gợi ý biểu mẫu đánh giá sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 quy định mẫu Phiếu tự đánh giá của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông như sau:

Tải mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 tại đây.

Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 theo Công văn 4530?

Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 theo Công văn 4530? (Hình từ Internet)

Tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn xây dựng môi trường giáo dục đối với giáo viên THPT hiện nay được quy định như thế nào?

Tại Điều 6 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn xây dựng môi trường giáo dục đối với giáo viên THPT như sau:

Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường

(1) Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường

- Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;

- Mức khá: Đề xuất biện pháp thực hiện hiệu quả nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định; có giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả các vi phạm nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử trong lớp học và nhà trường trong phạm vi phụ trách (nếu có);

- Mức tốt: Là tấm gương mẫu mực, chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong nhà trường.

(2) Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường

- Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định về quyền dân chủ trong nhà trường, tổ chức học sinh thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường;

- Mức khá: Đề xuất biện pháp phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp trong nhà trường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm quy chế dân chủ của học sinh (nếu có);

- Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện và phát huy quyền dân chủ của học sinh, của bản thân, cha mẹ học sinh hoặc người giám hộ và đồng nghiệp.

(3) Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường

- Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường;

- Mức khá: Đề xuất biện pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; phát hiện, phản ánh, ngăn chặn, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm quy định về trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường (nếu có);

- Mức tốt: Là điển hình tiên tiến về thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện trường học an toàn, phòng chống bạo lực học đường.

Các bước đánh giá, xếp loại giáo viên THPT hiện nay được thực hiện ra sao?

Việc đánh giá và xếp loại giáo viên phải khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ, thực hiện theo quy trình nêu tại Điều 10 Quy định ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT như sau:

(1) Quy trình đánh giá

- Giáo viên tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

- Người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện đánh giá và thông báo kết quả đánh giá giáo viên trên cơ sở kết quả tự đánh giá của giáo viên, ý kiến của đồng nghiệp và thực tiễn thực hiện nhiệm vụ của giáo viên thông qua minh chứng xác thực, phù hợp.

(2) Xếp loại kết quả đánh giá

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt mức tốt, trong đó có các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức tốt.

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên, tối thiểu 2/3 tiêu chí đạt từ mức khá trở lên, trong đó các tiêu chí tại Điều 5 Quy định ban hành kèm Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT đạt mức khá trở lên

- Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí đạt từ mức đạt trở lên

- Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).

Đánh giá xếp loại giáo viên
Giáo viên trung học phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
Pháp luật
Tổng hợp mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại dành cho giáo viên mầm non, giáo viên các cấp năm 2024? Tải mẫu phiếu tại đâu?
Pháp luật
Mẫu đơn đăng ký dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông hạng 1 như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng Giáo viên trung học phổ thông hạng 3 mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THCS mới nhất 2024 theo Công văn 4530? Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu tự đánh giá xếp loại giáo viên THPT mới nhất 2024 theo Công văn 4530? Hướng dẫn các bước đánh giá, xếp loại giáo viên THPT hiện nay?
Pháp luật
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú có những nhiệm vụ gì và khi nghỉ hè có được phụ cấp trách nhiệm không?
Pháp luật
Hiệu trưởng không tính tiền thừa giờ 02 tiết bồi dưỡng học sinh giỏi cho giáo viên trung học phổ thông có đúng không?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông có được thân mật với học sinh? Có được bố trí vị trí việc làm cũ khi hết thời gian đình chỉ công tác giáo viên?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông có được từ chối dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông không? Nhiệm vụ của giáo viên được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá xếp loại giáo viên
9,031 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá xếp loại giáo viên Giáo viên trung học phổ thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đánh giá xếp loại giáo viên Xem toàn bộ văn bản về Giáo viên trung học phổ thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào