Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024? Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?

Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024? Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông? Chị Y.T-Hà Nội.

Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024?

Xem thêm: TEMIS đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2024 như thế nào?

Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Công văn 4530/BGDĐT-NGCBQLGD năm 2018 như sau:

Tải bản ví dụ minh chứng sử dụng đánh giá theo tiêu chuẩn giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông tại đây.

*Lưu ý: Minh chứng ví dụ dưới đây chỉ mang tính chất gợi ý. Việc lựa chọn và sử dụng các minh chứng trong quá trình đánh giá cần phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương đảm bảo theo quy định tại Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT .

Theo đó, đánh giá chuẩn giáo viên phải đảm bảo các yêu cầu sau (Điều 9 Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT):

- Khách quan, toàn diện, công bằng và dân chủ.

- Dựa trên phẩm chất, năng lực và quá trình làm việc của giáo viên trong điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương.

- Căn cứ vào mức của từng tiêu chí đạt được tại Chương II Quy định này và có các minh chứng xác thực, phù hợp.

Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024?

Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông?

Tại Chương II Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo
Tuân thủ các quy định và rèn luyện về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn luyện đạo đức và tạo dựng phong cách nhà giáo.
1. Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo
a) Mức đạt: Thực hiện nghiêm túc các quy định về đạo đức nhà giáo;
...
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ
Nắm vững chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
1. Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân
b) Mức khá: Chủ động nghiên cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phương pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân;
c) Mức tốt: Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
...
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục
Thực hiện xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học đường
1. Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ nội quy, quy tắc văn hóa ứng xử của nhà trường theo quy định;
...
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội
Tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh
1. Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan
a) Mức đạt: Thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành đối với cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh và các bên liên quan;
...
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.
1. Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc
a) Mức đạt: Có thể sử dụng được các từ ngữ giao tiếp đơn giản bằng ngoại ngữ (ưu tiên tiếng Anh) hoặc ngoại ngữ thứ hai (đối với giáo viên dạy ngoại ngữ) hoặc tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
...

Như vậy, việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS dựa trên 5 tiêu chuẩn bao gồm:

Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo

Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ

Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục

Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục

*Lưu ý: điểm a khoản 1 Điều 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT bị ngưng hiệu lực bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 29/2021/TT-BGDĐT.

Nhiệm vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán hiện nay được quy định như thế nào?

Tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 20/2018/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán như sau:

- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương

- Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;

- Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường hoặc các trường trên địa bàn về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ)

- Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn

- Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng).

Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Giáo viên Tải trọn bộ các quy định về Giáo viên hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS thế nào? Phiếu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS ra sao?
Pháp luật
TEMIS đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên 2024 như thế nào? Hướng dẫn sử dụng TEMIS đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên chi tiết?
Pháp luật
Hướng dẫn minh chứng chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT năm 2024 mới nhất đầy đủ, chi tiết?
Pháp luật
Giáo viên phải chuẩn bị những loại sổ sách gì trong năm học 2022-2023? Quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh?
Pháp luật
Mẫu đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học mới nhất năm 2024? Bảng minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 2024 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Phụ lục I Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông mới nhất 2024? Có bao nhiêu tiêu chuẩn đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên?
Pháp luật
Giáo viên nghiện ma túy có bị buộc thôi việc hay không? Giáo viên bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì có được thi công chức không?
Pháp luật
Cơ sở tính định mức giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông và trường chuyên biệt công lập theo vùng năm 2024 thế nào?
Pháp luật
Đối với cấp tiểu học và trung học cơ sở khi tuyển dụng giáo viên yêu cầu phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo đúng cấp học đúng không?
Pháp luật
Giáo viên trung học phổ thông dạy đủ 17 tiết và phải trực thêm 4 buổi tại cơ quan thì có hợp lý không? Có con nhỏ dưới 12 tháng có được ưu tiên gì không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên
5,280 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên Giáo viên
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: