Tranh chấp lao động tập thể tại nơi không được phép đình công thì Hội đồng trọng tài hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết cuối cùng?
- Tranh chấp lao động tập thể tại nơi không được phép đình công thì Hội đồng trọng tài hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết cuối cùng?
- Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp tập thể tại nơi không được phép đình công như thế nào?
- Giải quyết tranh chấp tập thể tại nơi không được phép đình công thông qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra sao?
Tranh chấp lao động tập thể tại nơi không được phép đình công thì Hội đồng trọng tài hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết cuối cùng?
Căn cứ khoản 1 Điều 107 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi sử dụng lao động không được đình công như sau:
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi sử dụng lao động không được đình công
1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Theo đó, tại nơi mà người lao động không được phép đình công khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra thì cần phải giải quyết tranh chấp thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước.
Trường hợp hòa giải không thành thì tập thể người lao động sẽ lựa chọn giữa Hội đồng trọng tài lao động hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể để có hướng giải quyết cuối cùng.
Tranh chấp lao động tập thể tại nơi không được phép đình công thì Hội đồng trọng tài hay Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan giải quyết cuối cùng? (Hình từ Internet)
Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp tập thể tại nơi không được phép đình công như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 107 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về việc giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi không được phép đình công như sau:
Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích tại nơi sử dụng lao động không được đình công
...
2. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hòa giải viên lao động
a) Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hòa giải viên lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 196 của Bộ luật Lao động;
...
Dẫn chiếu Điều 196 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích
1. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp lao động tập thể về lợi ích được thực hiện theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 188 của Bộ luật này.
...
Các bước giải quyết tranh chấp tập thể tại nơi người lao động không được phép đình công thông qua Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo các bước quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hòa giải viên lao động nhận được yêu cầu từ bên yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc từ cơ quan có thẩm quyền, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.
Bước 2: Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.
Bước 3: Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.
Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.
Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.
Bước 4: Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Lưu ý: Trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, các bên không được đồng thời đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
Giải quyết tranh chấp tập thể tại nơi không được phép đình công thông qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra sao?
Căn cứ khoản 3 Điều 107 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì các bước giải quyết tranh chấp tập thể tại nơi không được phép đình công thông qua Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quy định như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất giải quyết tranh chấp;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công tiến hành giải quyết tranh chấp lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và cơ quan có liên quan tìm hiểu vụ việc, hướng dẫn các bên tranh chấp tiến hành thương lượng giải quyết vụ việc tranh chấp.
Trường hợp các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập biên bản có chữ ký của đại diện các bên tranh chấp và có văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả thỏa thuận giải quyết tranh chấp lao động.
Trường hợp khi hết thời hạn 10 ngày làm việc mà các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và cơ quan có liên quan đề xuất phương án giải quyết tranh chấp lao động, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án giải quyết tranh chấp lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì cuộc họp mời các bên tranh chấp, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan cho ý kiến về phương án giải quyết tranh chấp và ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động.
Quyết định giải quyết tranh chấp lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng mà các bên tranh chấp phải chấp hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?