Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất?
Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về thành phần phiên hòa giải tại Tòa án như sau:
Thành phần phiên hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Thành phần phiên hòa giải, đối thoại gồm có:
a) Hòa giải viên;
b) Các bên, người đại diện, người phiên dịch;
c) Người được mời tham gia hòa giải, đối thoại trong trường hợp cần thiết.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải, đối thoại; đồng thời phải thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên kia và Hòa giải viên biết. Đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của các bên được xác định theo quy định của Bộ luật Dân sự.
...
Và tại khoản 8 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về người đại diện trong hòa giải tại Tòa án như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật Dân sự.
...
Như vậy, bên tham gia hòa giải được ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải tại Tòa án. Tuy nhiên đối với hòa giải việc ly hôn, các bên trong quan hệ vợ, chồng phải trực tiếp tham gia hòa giải.
Khi ủy quyền cho người đại diện tham gia hòa giải tại Tòa án phải đồng thời thông báo bằng văn bản về họ, tên, địa chỉ của người đại diện cho bên còn lại và Hòa giải viên biết.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án.
Có thể tham khảo Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án
*Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu? (Hình từ Internet)
Người được ủy quyền tham gia hòa giải có được đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án không?
Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 36 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 có quy định về đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án như sau:
Đề nghị, kiến nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án
1. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành có thể bị xem xét lại theo đề nghị của các bên, người đại diện hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quyết định của Tòa án, kiến nghị của Viện kiểm sát nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện quy định tại Điều 33 của Luật này.
...
Và tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về phạm vi đại diện như sau:
Phạm vi đại diện
1. Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
a) Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
b) Điều lệ của pháp nhân;
c) Nội dung ủy quyền;
d) Quy định khác của pháp luật.
2. Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Người đại diện phải thông báo cho bên giao dịch biết về phạm vi đại diện của mình.
Như vậy, trong phạm vi đại diện, người được ủy quyền tham gia hòa giải có thể đề nghị xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án nếu có căn cứ cho rằng nội dung thỏa thuận, thống nhất của các bên vi phạm một trong các điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành tại Tòa án.
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động thế nào?
Theo Điều 180 Bộ luật Lao động 2019 quy định rõ về các nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động như sau:
- Tôn trọng quyền tự định đoạt thông qua thương lượng của các bên trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Coi trọng giải quyết tranh chấp lao động thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội, không trái pháp luật.
- Công khai, minh bạch, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
- Bảo đảm sự tham gia của đại diện các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.
- Việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành sau khi có yêu cầu của bên tranh chấp hoặc theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và được các bên tranh chấp đồng ý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải thể đơn vị hành chính cấp huyện chỉ thực hiện khi nào? Lộ trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo Nghị quyết 117?
- Xây dựng kế hoạch thực hiện giám định tư pháp theo vụ việc theo Thông tư 03/2025 như thế nào?
- Xe được lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu của xe ưu tiên gồm những xe nào theo Nghị định 151/2024?
- Áp dụng lịch nghỉ Tết Âm lịch Ất Tỵ đối với NLĐ như CBCCVC thì người lao động được nghỉ từ ngày mấy?
- 5 bài học kinh nghiệm của Đảng trong suốt 95 năm qua là gì? Những bài học kinh nghiệm của Đảng Cộng sản Việt Nam ra sao?