Tòa án nhân dân cấp huyện được tổ chức như thế nào? Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có thể có bao nhiêu Phó Chánh án?
Tòa án nhân dân cấp huyện được tổ chức như thế nào?
Căn cứ vào Điều 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Như vậy, cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể có Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa xử lý hành chính.
- Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện được hướng dẫn bởi Thông tư 01/2016/TT-CA).
- Căn cứ vào quy định trên mà tùy vào yêu cầu, thực tế xét xử mà Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách ở mỗi Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Bộ máy giúp việc (Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc Tòa án nhân dân cấp huyện).
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tòa, Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.
Tòa án nhân dân cấp huyện được tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 48 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
2. Phó Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh án. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm lãnh đạo công tác của Tòa án. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về nhiệm vụ được giao.
3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của luật tố tụng.
Như vậy, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
Nhiệm kỳ của Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh có thể có bao nhiêu Phó Chánh án?
Căn cứ vào Điều 2 và Điều 3 Quyết định 663/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Điều 2. Số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó đối với Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương như sau:
1. Đối với Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
a) Số lượng Phó Chánh án không quá 02 người.
b) Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng có 01 người;
2. Đối với Tòa án nhân dân quận thuộc thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh:
a) Số lượng Phó Chánh án không quá 03 người;
b) Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng không quá 02 người.
3. Đối với Tòa án nhân dân huyện có số lượng biên chế dưới 10 người:
a) Số lượng Phó Chánh án có 01 người;
b) Số lượng cấp phó của Văn phòng có 01 người.
Điều 3. Trong trường hợp đặc biệt, do nhu cầu công tác, việc bổ sung số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Như vậy, đối với Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc Thành phố Hồ Chí Minh:
- Số lượng Phó Chánh án không quá 03 người;
- Số lượng cấp phó của Tòa chuyên trách, Văn phòng không quá 02 người.
Trong trường hợp đặc biệt, do nhu cầu công tác, việc bổ sung số lượng lãnh đạo, quản lý cấp phó đối với Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?