Tòa án nhân dân có phải tổng kết thực tiễn xét xử không? Việc tổng kết thực tiễn xét xử thông qua hoạt động nào?
Tòa án nhân dân có phải tổng kết thực tiễn xét xử không?
Căn cứ theo điểm e khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp bao gồm quyền xét xử, quyết định về các tranh chấp, vi phạm pháp luật, về những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật; bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
2. Khi thực hiện quyền tư pháp, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xét xử, giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự (gồm vụ án dân sự và việc dân sự), vụ việc phá sản và vụ án, vụ việc khác theo quy định của pháp luật;
b) Giải quyết, xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật;
c) Quyết định những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của luật;
d) Phát hiện, kiến nghị về tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của luật;
đ) Giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
e) Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; phát triển án lệ;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về thi hành án theo quy định của luật;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Tòa án nhân dân có nhiệm vụ tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử và phát triển án lệ.
Tòa án nhân dân có phải tổng kết thực tiễn xét xử không? Việc tổng kết thực tiễn xét xử thông qua hoạt động nào? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua những hoạt động nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 30 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định về việc tổng kết thực tiễn xét xử của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Tổng kết thực tiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử
1. Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động sau đây:
a) Sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
b) Tổng hợp vướng mắc trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Phân tích, đánh giá kết quả, số liệu xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
d) Kết luận những nội dung cần rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc; dự báo xu hướng tội phạm, vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu kiện, yêu cầu thuộc thẩm quyền của Tòa án.
2. Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua các hoạt động sau đây:
a) Ban hành nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ theo quy định của luật;
b) Phát triển án lệ;
c) Giải đáp vướng mắc trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc.
Như vậy, Tòa án nhân dân tối cao tổng kết thực tiễn xét xử thông qua các hoạt động sau đây:
- Sơ kết, tổng kết thực tiễn thi hành pháp luật trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Tổng hợp vướng mắc trong hoạt động xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Phân tích, đánh giá kết quả, số liệu xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc;
- Kết luận những nội dung cần rút kinh nghiệm trong thực tiễn xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc; dự báo xu hướng tội phạm, vi phạm pháp luật, tranh chấp, khiếu kiện, yêu cầu thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Tòa án nhân dân trong thi hành án có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Theo đó, Tòa án nhân dân trong thi hành án sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Ra quyết định thi hành án hình sự; hoãn, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện; miễn chấp hành án, giảm thời hạn chấp hành án; xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước.
- Ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.
- Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng tập huấn nghiệp vụ vận tải là ai? Giấy chứng nhận tập huấn nghiệp vụ vận tải có thời hạn bao lâu?
- Mức hỗ trợ bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật từ 25/02/2025? Đối tượng hỗ trợ bị thiệt hại gồm những ai?
- Cấp phát giấy giới thiệu sinh hoạt đảng như thế nào? Khi ghi giấy giới thiệu sinh hoạt đảng cần lưu ý điều gì?
- Mẫu khai thuế trước bạ xe ô tô? Mẫu tờ khai thuế trước bạ xe ô tô mới nhất? Hướng dẫn cách ghi tờ khai thuế trước bạ?
- Ai có thẩm quyền ký trên Giấy khám sức khỏe? Thời hạn cơ sở khám sức khỏe trả giấy khám sức khỏe là bao lâu?