Tòa án nào sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử? Thẩm quyền chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử?
Tòa án nào sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử?
Căn cứ theo Chương IV Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Theo đó, thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử sẽ thuộc nhiệm vụ của Tòa án sau đây:
(1) Tòa án nhân dân tối cao
(Nội dung quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
(2) Tòa án nhân dân cấp cao
(Nội dung quy định tại Điều 50 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
(3) Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(Nội dung quy định tại Điều 55 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
(4) Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
(Nội dung quy định tại Điều 59 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
(5) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính
(Nội dung quy định tại Điều 62 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
(6) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ
(Nội dung quy định tại Điều 62 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
(7) Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản
(Nội dung quy định tại Điều 62 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
(8) Tòa án quân sự trung ương
(Nội dung quy định tại Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
(9) Tòa án quân sự quân khu và tương đương
(Nội dung quy định tại Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
Tòa án nào sẽ có nhiệm vụ thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử? Thẩm quyền chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử? (Hình từ Internet)
Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử thuộc thẩm quyền của ai?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
1. Tổ chức công tác xét xử của Tòa án nhân dân tối cao; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Chủ tọa phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật.
4. Trình Chủ tịch nước đề xuất về trường hợp người bị kết án xin ân giảm án tử hình.
5. Chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, phát triển án lệ; công bố án lệ.
6. Chỉ đạo việc soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; ban hành hoặc phối hợp ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền.
7. Trình Quốc hội phê chuẩn việc đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân.
8. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người giữ chức vụ quy định tại khoản 1 Điều 79, khoản 1 Điều 80, khoản 1 Điều 81, khoản 1 Điều 82, khoản 1 Điều 83, khoản 1 Điều 85, khoản 1 Điều 86, khoản 1 Điều 87 của Luật này và các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao, trừ các chức vụ thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức của Chủ tịch nước.
...
Như vậy, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sẽ có thẩm quyền chỉ đạo việc tổng kết thực tiễn xét xử, xây dựng nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử, phát triển án lệ; công bố án lệ.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có quy định như sau:
Theo đó, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân được pháp luật quy định bao gồm:
- Độc lập theo thẩm quyền xét xử.
- Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật và Tòa án.
- Thực hiện quyền tư pháp kịp thời, công bằng, công khai, vô tư, khách quan.
- Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
- Thực hiện chế độ xét xử sơ thẩm có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
- Tòa án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
- Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm.
- Bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.
- Tòa án chịu sự giám sát của Nhân dân, Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thực hiện nghiệp vụ thương lượng thanh toán cho khách hàng là người không cư trú thì ngân hàng thương mại có quyền gì?
- Việc nhường đường khi đến gần nơi đường giao nhau của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông thực hiện như thế nào?
- Phê chuẩn đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về cục, vụ và tương đương của Tòa án nhân dân tối cao thế nào?
- Thời gian tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm?
- Hình thức tự học đào tạo lái xe được áp dụng với môn học nào? Đào tạo lái xe để nâng hạng GPLX thực hiện với những đối tượng nào?