Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức, cá nhân nào?
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức, cá nhân nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 21/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô
1. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức, cá nhân sau:
a) Các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô;
b) Đại lý bảo hiểm.
Theo như quy định trên, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua:
- Các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô;
- Đại lý bảo hiểm.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có thể phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô thông qua các tổ chức, cá nhân nào?
Điều kiện bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Nghị định 21/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 28 Nghị định 21/2022/NĐ-CP quy định điều kiện đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô như sau:
Phân phối sản phẩm bảo hiểm vi mô
....
2. Các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô thực hiện tư vấn về sản phẩm bảo hiểm vi mô, hỗ trợ giao kết hợp đồng bảo hiểm vi mô thì phải được đào tạo tối thiểu 14 giờ/năm về sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi thực hiện. Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm đào tạo cho các thành viên.
3. Đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô phải có một trong các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm sau đây:
a) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản;
b) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe;
c) Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản (chỉ áp dụng đối với đại lý bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô có quyền lợi bảo hiểm tài sản).
Theo đó, điều kiện của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm vi mô như sau:
Đại lý bảo hiểm cung cấp bảo hiểm vi mô phải có một trong các loại chứng chỉ đại lý bảo hiểm sau đây:
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm nhân thọ cơ bản;
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm sức khỏe;
- Chứng chỉ đại lý bảo hiểm phi nhân thọ cơ bản (chỉ áp dụng đối với đại lý bảo hiểm cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô có quyền lợi bảo hiểm tài sản)
Bên cạnh đó, các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô thực hiện tư vấn về sản phẩm bảo hiểm vi mô, hỗ trợ giao kết hợp đồng bảo hiểm vi mô thì phải được đào tạo tối thiểu 14 giờ/năm về sản phẩm bảo hiểm vi mô trước khi thực hiện.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm đào tạo cho các thành viên.
Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 21/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên tham gia bảo hiểm vi mô
1. Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô có các quyền sau đây:
a) Được hưởng các quyền lợi theo hợp đồng bảo hiểm vi mô mà thành viên đó đã giao kết với tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
b) Được hưởng kết quả hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
c) Quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc phí bảo hiểm đã đóng trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động của tổ chức, sử dụng kết quả hoạt động của tổ chức (trong trường hợp kết quả hoạt động lớn hơn không) và những nội dung khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
d) Tham dự hoặc ủy quyền cho người khác tham dự Đại hội thành viên của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
d) Được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với số phí bảo hiểm đã góp khi tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô giải thể;
e) Các quyền khác theo quy định pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
2. Thành viên tham gia bảo hiểm vi mô có các nghĩa vụ sau đây:
a) Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô;
b) Chấp hành điều lệ, nội quy, quy chế hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và các nghị quyết được thông qua tại Đại hội thành viên;
c) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, khoản lỗ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô trong phạm vi số phí bảo hiểm đã đóng cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô;
d) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm vi mô và quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Theo đó, các thành viên tham gia bảo hiểm vi mô sẽ có các quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng là gì? Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề khảo sát xây dựng?
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?