Tổ chức công đoàn có được đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm không?
- Tổ chức công đoàn có được đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm không?
- Tổ chức công đoàn có được tham gia điều tra tai nạn lao động không?
- Khi xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động thì có cần tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn không?
Tổ chức công đoàn có được đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm không?
Quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn vệ sinh lao động được quy định tại Điều 9 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
...
4. Vận động người lao động chấp hành quy định, nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
5. Đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.
6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; kiến nghị các giải pháp chăm lo cải thiện điều kiện lao động, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
7. Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức phong trào thi đua về an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức phong trào quần chúng làm công tác an toàn, vệ sinh lao động; tổ chức và hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.
8. Khen thưởng công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Như vậy, theo quy định, tổ chức công đoàn được đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn vệ sinh lao động bị xâm phạm và được người lao động ủy quyền.
Bên cạnh đó, tổ chức công đoàn cũng có thể đại diện tập thể người lao động khởi kiện khi quyền của tập thể người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm.
Tổ chức công đoàn có được đại diện cho người lao động khởi kiện khi quyền của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động bị xâm phạm không? (Hình từ Internet)
Tổ chức công đoàn có được tham gia điều tra tai nạn lao động không?
Việc tham gia điều tra tai nạn lao động được quy định tại Điều 9 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Quyền, trách nhiệm của tổ chức công đoàn trong công tác an toàn, vệ sinh lao động
1. Tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tham gia xây dựng, hướng dẫn thực hiện, giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy chế, nội quy và các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cải thiện điều kiện lao động cho người lao động tại nơi làm việc; tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.
...
Như vậy, tổ chức công đoàn được quyền tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật.
Khi xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động thì có cần tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn không?
Việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn vệ sinh lao động được quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 như sau:
Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
1. Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
2. Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
3. Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, theo quy định, trong việc xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn vệ sinh lao động cần tham vấn ý kiến của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động và Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?