Thú cưng gây thiệt hại cho người khác, chủ của thú cưng gây thiệt hại đó có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
- Thú cưng gây thiệt hại cho người khác, thì chủ của thú cưng gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chăn thả thú cưng hay vật nuôi ở nơi công cộng quy định ra sao?
- Thú cưng gây thiệt hại cho người khác, chủ của thú cưng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Thú cưng gây thiệt hại cho người khác, chủ của thú cưng có phải chịu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Thú cưng gây thiệt hại cho người khác, thì chủ của thú cưng gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 quy định như sau:
"Điều 66. Quản lý nuôi chó, mèo
Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Thực hiện tiêm phòng bệnh dại cho chó, mèo theo quy định của pháp luật về thú y;
2. Khi nghi ngờ chó, mèo có triệu chứng bệnh dại phải báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cán bộ chăn nuôi, thú y cơ sở và thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật về thú y;
3. Có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và vật nuôi khác, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y;
4. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do vật nuôi gây ra như sau:
"Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra
1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội."
Như vậy, trong trường hợp thú cưng gây thiệt hại cho người khác, thì chủ của thú cưng gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người khác.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi chăn thả thú cưng hay vật nuôi ở nơi công cộng quy định ra sao?
Theo như Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ- CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng thì hành vi thả thú cưng, vật nuôi tại nơi công cộng thì có thể bị xử phạt như như sau:
" Điều 7. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
b) Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
c) Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
d) Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
c) Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;"
Như vậy, nếu như thú cưng gây thiệt hại cho người khác thì người chủ của thú cưng hay vật nuôi đó sẽ phải chịu trách nhiệm cho hành vi mà thú cưng (chó, mèo) hay vật nuôi của mình gây ra.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Thú cưng gây thiệt hại cho người khác, chủ của thú cưng có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Trường hợp chủ thú cưng dẫn, dắt vật nuôi của mình ra những nơi công cộng, không thực hiện các quy định về đeo rọ mõm, xích khóa….dẫn đến cắn chết người.
Ở đây, nếu như xác minh được người chủ nuôi thú cưng đó không có ý định thả thú cưng với mong muốn gây chết người mà việc để thú cưng chạy ra nơi công cộng và gây chết người là do sự cẩu thả, chủ quan của chủ thú cưng thì người chủ thú cưng đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
"Điều 128. Tội vô ý làm chết người
1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm."
Như vậy, trường hợp vật nuôi hay thú cưng gây thiệt hại cho người khác thì người chủ sẽ có thể phải chịu trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất và mức độ thiệt hại mà thú cưng hay vật nuôi đó gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong giáo dục, niên chế nghĩa là gì? Đối với giáo dục đại học, chương trình giáo dục được tổ chức thực hiện theo niên chế hay theo tín chỉ?
- Tảo mộ là gì? Đi tảo mộ vào ngày mấy Tết Âm lịch? Nghỉ Tết Âm lịch bắt đầu từ ngày mấy Dương lịch?
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?