Có được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cố định khi giao kết hợp đồng thương mại hay không?
Có được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cố định khi giao kết hợp đồng thương mại hay không?
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại được giải thích tại khoản 1 Điều 302 Luật Thương mại 2005 như sau:
Bồi thường thiệt hại
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
...
Theo quy định, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
Và tại khoản 2 Điều 302 Luật Thương mại 2005 có quy định như sau:
Bồi thường thiệt hại
...
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo đó, giá trị bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Các yếu tố phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 303 Luật Thương mại 2005:
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại chỉ phát sinh khi có đủ 03 yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Như vậy, có thể thấy khi giao kết hợp đồng thương mại các bên thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cố định trong hợp đồng thương mại là chưa phù hợp với quy định pháp luật. Bên vi phạm gây thiệt hại chỉ phải bồi thường đối với phần thiệt hại thực tế xảy ra mà không phải bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Có được thỏa thuận mức bồi thường thiệt hại cố định khi giao kết hợp đồng thương mại hay không? (Hình từ Internet)
Bên mua ngừng thanh toán tiền hàng phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 51 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Việc ngừng thanh toán tiền mua hàng
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc ngừng thanh toán tiền mua hàng được quy định như sau:
1. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán lừa dối thì có quyền tạm ngừng việc thanh toán;
2. Bên mua có bằng chứng về việc hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi việc tranh chấp đã được giải quyết;
3. Bên mua có bằng chứng về việc bên bán đã giao hàng không phù hợp với hợp đồng thì có quyền tạm ngừng thanh toán cho đến khi bên bán đã khắc phục sự không phù hợp đó;
4. Trường hợp tạm ngừng thanh toán theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực, gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định thì trường trường hợp bên mua tạm ngừng thanh toán do phát hiện hàng hóa đang là đối tượng bị tranh chấp hoặc hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực và gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó.
Bên vi phạm thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì cần thông báo cho bên bị vi phạm những gì?
Căn cứ Điều 295 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm
1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.
Như vậy, bên vi phạm hợp đồng thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
Lưu ý: Bên vi phạm phải có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về việc mình thuộc trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức thuộc Bộ Tài chính mới nhất theo Quyết định 2188?
- Ngày 12 12 xin nghỉ thế nào để được nghỉ hưởng lương? Ngoài việc chấp hành nội quy lao động, người lao động còn phải tuân thủ điều gì?
- Mẫu tờ trình đề nghị thưởng đột xuất cho cán bộ công chức viên chức trong danh sách trả lương của Bộ Nội vụ?
- Cán bộ công đoàn chuyên trách tham gia ban chấp hành công đoàn nhiều cấp có được hưởng nhiều mức phụ cấp trách nhiệm?
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?