Đơn vị nào thực hiện tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TPHCM? Tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM như thế nào?

Đơn vị nào thực hiện tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TPHCM? Tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM như thế nào? Anh Bình - Quận 3(TP. Hồ Chí Minh)

Ngày 13/4/2023, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ban hành Công văn 2712/SYT-NVY chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố và tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khẩn trương thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID 19

Tình hình Covid 19 tại TP. Hồ Chí Minh từ đầu tháng 3/2023 đến nay như thế nào?

Theo đó, Sở Y tế TPHCM cho biết tại TP. Hồ Chí Minh tính từ đầu tháng 3/2023 đến nay:

- Số ca mắc mới COVID-19 ghi nhận dưới 3 ca/ngày, trung bình 01 ca/ngày, trong tuần từ ngày 6/4/2023 đến ngày 12/4/2023 đã có 06 bệnh nhân mắc COVID-19.

- Tuy nhiên, ngày 12/4 ghi nhận 03 ca mắc mới và ngày 13/4 là 07 ca. Hiện đang có 12 bệnh nhân nằm điều trị tại bệnh viện, không có ca bệnh nặng phải thở máy.

- Theo báo cáo của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford phối hợp với Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới tiến hành giải trình tự SARS-CoV-2 từ các bệnh nhân dương tính trong giai đoạn từ ngày 11/01/2023 đến 20/03/2023, kết quả có 05 mẫu được giải mã thành công. Trong số này có :

+ 02 chủng thuộc biến thể phụ BA.5 (2/5, 40%)

+ 1 mẫu BA.2.75 (1/5, 20%)

+ 1 mẫu XBB.1 (1/5, 20%)

+ Và 1 mẫu XBB.1.5 (1/5, 20%).

chống dịch hcm

Công tác phòng, chống dịch COVID 19 tại TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị nào thực hiện tăng cường công tác phòng, chống dịch?(Hình internet)

TP Hồ Chí Minh chỉ đạo đơn vị nào thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID 19?

Được biết thông tin từ hệ thống giám sát dịch bệnh truyền nhiễm quốc gia, tình hình dịch COVID 19 trong cả nước đang có xu hướng gia tăng trở lại. Bộ Y tế cảnh báo khả năng dịch chồng dịch có thể xảy ra do các dịch bệnh truyền nhiễm khác như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… cũng có nguy cơ gia tăng số mắc.

Nhằm chủ động công tác phòng, chống dịch COVID 19, hạn chế nguy cơ dịch chồng dịch, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã ban hành công văn 2712/SYT-NVY năm 2023 chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Thành phố và tất cả các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập khẩn trương thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID 19, trong đó nhấn mạnh một số nội dung chính sau:

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tăng cường hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch COVID-19, chùm ca mắc bệnh COVID-19, chùm ca viêm hô hấp, phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford theo dõi sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV 2 lưu hành.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân và đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng chống dịch COVID 19, đặc biệt đối với các nhóm có nguy cơ cao.

- Về thu dung điều trị, tất cả các bệnh viện trên địa bàn Thành phố sẵn sàng nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc điều trị, phương tiện, đảm bảo thường trực 24/24 để đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh và cấp cứu của người dân.

+ Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa trên địa bàn Thành phố sẵn sàng bố trí khu vực cách ly, thu dung và điều trị người bệnh COVID-19 tại khoa/đơn vị COVID-19.

+ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới là bệnh viện tuyến cuối điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch

+ Các bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến cuối của Thành phố sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị các trường hợp người bệnh có bệnh lý đi kèm hoặc bệnh lý nền nặng có nhiễm COVID-19 theo chuyên khoa do bệnh viện tuyến dưới chuyển đến

+ Bệnh viện Dã chiến số 13 sẵn sàng kích hoạt trong vòng 24 giờ khi tình hình dịch bệnh có diễn tiến xấu.

- Tiếp tục vận động, hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế

+ Vận động người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19 đúng lịch, đủ liều; đặc biệt là nhóm có nguy cơ cao mắc COVID-19 nặng.

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tăng cường hoạt động giám sát nhằm phát hiện sớm các ổ dịch COVID-19, chùm ca mắc bệnh COVID-19, chùm ca viêm hô hấp, phối hợp với Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng ĐH Oxford theo dõi sự xuất hiện của các biến thể SARS-CoV 2 lưu hành.

Bộ Y tế chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID 19 như thế nào?

Theo Công văn 2116/BYT-DP năm 2023 về tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 nêu rõ để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện các nội dung như sau:

- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác;

Tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết 38/NQ-CP năm 2022 và Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 tại Quyết định 1331/QĐ-BYT năm 2023.

- Thúc đẩy tiêm vắc xin phòng COVID-19 đạt mục tiêu đề ra, rà soát, vận động các đối tượng tham gia tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao.

- Chủ động công tác giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với các tình huống

+ Tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các cơ sở giáo dục, giám sát tại các cửa khẩu, trong các cơ sở y tế và tại cộng đồng

+ Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Y tế để chủ động phát hiện sớm các biến thể mới của vi rút SARS-CoV-2.

- Tổ chức đánh giá cấp độ dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021, Quyết định 218/QĐ-BYT năm 2022 để kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo cấp độ dịch.

- Chỉ đạo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, chăm sóc, điều trị hiệu quả các trường hợp mắc bệnh, đặc biệt với các nhóm có nguy cơ cao để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong và thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn,...Tiếp tục đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vắc xin,...phục vụ công tác phòng, chống dịch.

- Tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng...

Chống dịch covid Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Chống dịch Covid:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để phòng chống dịch Covid-19 trong trường học thì có tuyên truyền thực hiện việc tiêm vắc xin phòng Covid 19 cho học sinh không?
Pháp luật
Những hạn chế còn tồn tại trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19 là gì?
Pháp luật
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ y tế yêu cầu tăng cường phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh trong các cơ sở khám chữa bệnh?
Pháp luật
Từ tháng 4/2023 tăng cường công tác phòng chống dịch Covid 19 trong trường học được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
TP Hồ Chí Minh tăng cường tiêm chủng và phòng chống dịch COVID-19 trong trường học như thế nào?
Pháp luật
Đơn vị nào thực hiện tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại TPHCM? Tình hình dịch COVID-19 tại TPHCM như thế nào?
Pháp luật
Bị bệnh hen xuyễn có được xung phong đi tham gia chống dịch covid 19 hay không? Hết thời gian tham gia chống dịch covid 19 có bị cách ly không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chống dịch covid
932 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chống dịch covid
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào