Bộ phận kiểm toán nội bộ là tuyến bảo vệ thứ mấy của doanh nghiệp bảo hiểm trong trong tổ chức quản trị rủi ro?
- Bộ phận kiểm toán nội bộ là tuyến bảo vệ thứ mấy của doanh nghiệp bảo hiểm trong trong tổ chức quản trị rủi ro?
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ có được đồng thời đảm nhận công việc tại bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất hay không?
- Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Bộ phận kiểm toán nội bộ là tuyến bảo vệ thứ mấy của doanh nghiệp bảo hiểm trong trong tổ chức quản trị rủi ro?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 70/2022/TT-BTC quy định về tổ chức quản trị rủi ro như sau:
Tổ chức quản trị rủi ro
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập như sau:
a) Tuyến bảo vệ thứ nhất: Các bộ phận nghiệp vụ, là các bộ phận trực tiếp xác định, tiếp nhận, đánh giá, kiểm soát, báo cáo và theo dõi các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh;
b) Tuyến bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản trị rủi ro, bộ phận kiểm soát tuân thủ và các bộ phận khác có chức năng kiểm soát rủi ro đối với hoạt động của tuyến bảo vệ thứ nhất;
c) Tuyến bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, tổ chức quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm gồm 3 tuyến bảo vệ độc lập. Trong đó, bộ phận kiểm soát nội bộ là tuyến bảo vệ thứ ba.
Bộ phận kiểm toán nội bộ là tuyến bảo vệ thứ mấy của doanh nghiệp bảo hiểm trong trong tổ chức quản trị rủi ro? (Hình từ Internet).
Người làm công tác kiểm toán nội bộ có được đồng thời đảm nhận công việc tại bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất hay không?
Nguyên tắc của kiểm toán nội bộ được quy định tại Điều 15 Thông tư 70/2022/TT-BTC như sau:
Nguyên tắc của kiểm toán nội bộ
1. Tính độc lập:
a) Tổ chức và hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ phải độc lập với các bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;
b) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc tại các bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai;
c) Kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào trong quá trình xác định phạm vi và nội dung kiểm toán, khi thực hiện đánh giá và báo cáo kết quả kiểm toán.
2. Tính khách quan:
a) Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải bảo đảm tính khách quan, trung thực, công bằng, không định kiến;
b) Các ghi nhận trong báo cáo kiểm toán nội bộ phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được;
c) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được thực hiện kiểm toán đối với quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình mà người này chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đó;
d) Người làm công tác kiểm toán nội bộ không được tham gia kiểm toán các hoạt động, các bộ phận mà người này chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó trong thời hạn 02 năm kể từ khi có quyết định không thực hiện hoạt động hoặc quản lý bộ phận đó;
đ) Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải kịp thời báo cáo cho Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ các vấn đề có thể ảnh hưởng đến tính khách quan khi thực hiện hoạt động kiểm toán nội bộ. Trường hợp phát hiện người làm công tác kiểm toán nội bộ có thể không bảo đảm thực hiện nguyên tắc về tính khách quan trong hoạt động kiểm toán nội bộ, Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải báo cáo cho Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài để có giải pháp phù hợp;
e) Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Trưởng bộ phận kiểm toán nội bộ phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá.
3. Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kiểm toán nội bộ trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
Theo quy định về tính độc lập trong nguyên tắc của kiểm toán nội bộ thì người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận các công việc tại các bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất và tuyến bảo vệ thứ hai.
Như vậy, người làm công tác kiểm toán nội bộ không được đồng thời đảm nhận công việc tại bộ phận của tuyến bảo vệ thứ nhất.
Việc xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 70/2022/TT-BTC có quy định về kế hoạch kiểm toán nội bộ như sau:
Kế hoạch kiểm toán nội bộ
1. Bộ phận kiểm toán nội bộ xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, bao gồm phạm vi kiểm toán, đối tượng kiểm toán, các mục tiêu kiểm toán, thời gian kiểm toán và việc phân bổ các nguồn lực.
2. Những bộ phận, nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán hàng năm.
3. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu.
Như vậy, theo quy định, bộ phận kiểm toán nội bộ có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm.
Nội dung kế hoạch kiểm toán nội bộ bao gồm:
- Phạm vi kiểm toán
- Đối tượng kiểm toán
- Các mục tiêu kiểm toán
- Thời gian kiểm toán
- Việc phân bổ các nguồn lực.
Những bộ phận, nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm phải được đưa vào kế hoạch kiểm toán hàng năm.
Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ phải dự phòng quỹ thời gian đủ để thực hiện các cuộc kiểm toán đột xuất khi có yêu cầu.
Tải mẫu báo cáo quản trị rủi ro gửi Bộ Tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại đây: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?