Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nào? Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ như thế nào?
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nào?
Căn cứ vào Điều 86 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về trường hợp thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
1. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu từng phần khi một hoặc một số nội dung trong thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật.
2. Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
b) Người ký kết không đúng thẩm quyền;
c) Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Toàn bộ nội dung thỏa ước lao động tập thể vi phạm pháp luật;
- Người ký kết không đúng thẩm quyền;
- Không tuân thủ đúng quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nào? Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ như thế nào? (Hình từ Internet)
Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu
Khi thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ hoặc phần bị tuyên bố vô hiệu được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Như vậy, trường hợp thỏa ước lao động tập thể bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên ghi trong thỏa ước lao động tập thể tương ứng với toàn bộ thỏa ước được giải quyết theo quy định của pháp luật và các thỏa thuận hợp pháp trong hợp đồng lao động.
Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Lấy ý kiến và ký kết thỏa ước lao động tập thể
1. Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, trước khi ký kết, dự thảo thỏa ước lao động tập thể đã được các bên đàm phán phải được lấy ý kiến của toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
2. Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Thỏa ước lao động tập thể ngành chỉ được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, đối tượng lấy ý kiến bao gồm toàn bộ người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng hoặc toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của các tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thương lượng. Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
3. Thời gian, địa điểm và cách thức lấy ý kiến biểu quyết đối với dự thảo thỏa ước lao động tập thể do tổ chức đại diện người lao động quyết định nhưng không được làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường của doanh nghiệp tham gia thương lượng. Người sử dụng lao động không được gây khó khăn, cản trở hoặc can thiệp vào quá trình tổ chức đại diện người lao động lấy ý kiến biểu quyết về dự thảo thỏa ước.
4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Trường hợp thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
5. Thỏa ước lao động tập thể phải được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 77 của Bộ luật này.
Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành hoặc thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp thì từng người sử dụng lao động và từng tổ chức đại diện người lao động tại các doanh nghiệp tham gia thỏa ước phải được nhận 01 bản.
...
Như vậy, thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi đáp ứng điều kiện sau đây:
- Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp: Được ký kết khi có trên 50% người lao động của doanh nghiệp biểu quyết tán thành.
- Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành: Được ký kết khi có trên 50% tổng số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành.
- Đối với thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp: Chỉ những doanh nghiệp có trên 50% số người được lấy ý kiến biểu quyết tán thành dự thảo thỏa ước lao động tập thể mới tham gia ký kết thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.
Lưu ý:
- Thỏa ước lao động tập thể được ký kết bởi đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
- Thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp được tiến hành thông qua Hội đồng thương lượng tập thể thì được ký kết bởi Chủ tịch Hội đồng thương lượng tập thể và đại diện hợp pháp của các bên thương lượng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ khi nào? Xử lý thỏa ước lao động tập thể vô hiệu toàn bộ như thế nào?
- Mẫu báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ nhà và công trình theo Quyết định 681? Tải về mẫu báo cáo?
- Mẫu Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã? Tải về Mẫu Nghị quyết?
- Dự kiến nhiệm vụ của Bộ Công an sau sắp xếp, tinh gọn theo Báo cáo 219/BC-BNV ra sao? Sắp xếp, tinh gọn tổ chức bên trong của Bộ Tài chính thế nào?
- Mẫu Phiếu bầu đại biểu dự Đại hội Đảng bộ mới nhất? Tải mẫu? Đảng viên sinh hoạt tạm thời có được bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ?