Tạm nhập tái xuất hàng hóa được quy định như thế nào? Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa là bao lâu?
Tạm nhập tái xuất hàng hóa được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Luật Thương mại 2005 có quy định:
Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá
1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam."
Bên cạnh đó, Điều 41 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định như sau:
Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác
1. Trừ trường hợp kinh doanh tạm nhập, tái xuất quy định tại Điều 39 của Luật này, thương nhân được tạm nhập vào Việt Nam hàng hóa không thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa không thuộc diện tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu theo hợp đồng với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam.
...
3. Thời hạn tạm nhập, tái xuất thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập.
..."
Như vậy, việc tạm nhập tái xuất hàng hóa được quy định như trên.
Thời hạn tạm nhập tái xuất hàng hóa là bao lâu? (Hình từ Internet)
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất được lưu lại tại Việt Nam trong bao lâu?
Ngoài ra tại Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất."
Như vậy, theo quy định trên chỉ trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất thì mới bị giới hạn thời gian tạm nhập tái xuất là 60 ngày.
Trường hợp doanh nghiệp chỉ thực hiện tạm nhập máy móc thiết bị theo diện thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo hợp đồng với công ty mẹ ở nước ngoài thì thời hạn tạm nhập tái xuất sẽ theo thỏa thuận của các bên và đăng ký với hải quan khi làm thủ tục tạm nhập.
Luật không có quy định về thời gian tối đa tạm nhập tái xuất và không có quy định hạn chế số lượng/giá trị tạm nhập do đó không phải thực hiện tách khối lượng hàng hóa để nhập thành từng đợt.
Trường hợp ách tắc hàng hóa tạm nhập tái xuất thì sẽ phải xử lý như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết trường hợp ách tắc hàng hóa tạm nhập tái xuất như sau:
Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Trường hợp hàng hóa bị ách tắc trên địa bàn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp giải tỏa, điều tiết trên địa bàn và phối hợp với cơ quan hải quan cửa khẩu tạm nhập có biện pháp điều tiết lượng hàng tạm nhập từ cửa khẩu tạm nhập đến cửa khẩu tái xuất.
2. Sau khi đã áp dụng biện pháp giải tỏa, điều tiết hàng hóa nêu tại Khoản 1 Điều này nhưng tình trạng ách tắc hàng hóa tạm nhập, tái xuất vẫn chưa được giải tỏa tại cảng, cửa khẩu hoặc trong trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Tổng cục Hải quan và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng thực hiện việc điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất bằng các biện pháp sau:
a) Có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam.
b) Tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 13 Nghị định này."
Vậy trong trường hợp hàng hóa bị ách tắc thì chủ tịch ủy ban nhân dân phải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện các biện pháp để giải tỏa ách tắc.
Trong trường hợp không giải tỏa được thì phải Ủy ban tỉnh thì phải có văn bản yêu cầu thương nhân tạm ngừng đưa hàng hóa tạm nhập, tái xuất về Việt Nam, tạm dừng cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng mới nhất? Yêu cầu đối với bảng chi tiết khối lượng công tác xây dựng công trình?
- Quy trình, thủ tục xét thưởng đột xuất trong Bộ Nội vụ như thế nào? 05 tiêu chí chấm điểm thành tích công tác đột xuất?
- Lời chúc các chú bộ đội Hải quân ngắn gọn nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 12 ra sao?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Vốn chủ sở hữu của Quỹ Hỗ trợ nông dân?
- Hướng dẫn chi tiết điền mẫu số 07 PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài 2024? Người lao động không đóng BHXH có phải báo cáo tình hình sử dụng lao động không?