Mẫu Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng/bồn mềm rỗng mới nhất? Thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?
Mẫu Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng/bồn mềm rỗng mới nhất?
Mẫu Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container/bồn mềm rỗng mới nhất là Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC gồm 02 mẫu sau:
(1) Mẫu Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container/bồn mềm rỗng (Bản hải quan lưu): TẢI VỀ
Hướng dẫn điền mẫu:
- Bảng kê này dùng chung cho tạm nhập hoặc tạm xuất, khi khai tạm nhập thì gạch bỏ chữ tạm xuất và ngược lại;
- Cột (1), (2), (3): Người khai hải quan ghi tổng số container / bồn mềm từng loại khi tạm nhập hoặc tạm xuất, ký vào mục (15);
- Các cột (4), (5), (6), (7), (8) và (9): Người khai hải quan khai số lượng container / bồn mềm tái xuất hoặc tái nhập từng lần; số lượng còn lại cột (10), (11), (12) và ký vào cột (13);
- Cột (14) công chức hải quan ký xác nhận từng lần theo nội dung khai của người khai hải quan từ cột (4) đến cột (12);
- Khi số lượng container / bồn mềm tạm nhập-tái xuất hết hoặc tạm xuất-tái nhập hết thì công chức hải quan ký xác nhận tại mục (16).
(2) Mẫu Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container/bồn mềm rỗng (Bản người khai hải quan lưu): TẢI VỀ
Hướng dẫn điền mẫu:
- Bảng kê này dùng chung cho tạm nhập hoặc tạm xuất, khi khai tạm nhập thì gạch bỏ chữ tạm xuất và ngược lại;
- Cột (1), (2), (3): Người khai hải quan ghi tổng số container / bồn mềm từng loại khi tạm nhập hoặc tạm xuất, ký vào mục (15);
- Các cột (4), (5), (6), (7), (8) và (9): Người khai hải quan khai số lượng container / bồn mềm tái xuất hoặc tái nhập từng lần; số lượng còn lại cột (10), (11), (12) và ký vào cột (13);
- Cột (14) công chức hải quan ký xác nhận từng lần theo nội dung khai của người khai hải quan từ cột (4) đến cột (12);
- Khi số lượng container / bồn mềm tạm nhập-tái xuất hết hoặc tạm xuất-tái nhập hết thì công chức hải quan ký xác nhận tại mục (16).
Mẫu Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container rỗng/bồn mềm rỗng mới nhất? (Hình từ Internet)
Xuất khẩu container rỗng theo phương thức tạm nhập tái xuất để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có cần giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 49 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP về thủ tục hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tạm xuất:
Thủ tục hải quan đối với phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tạm xuất
1. Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bao gồm:
a) Container rỗng có hoặc không có móc treo;
b) Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng;
c) Phương tiện (bồn) chứa khí, chất lỏng có kết cấu ổn định, bền chắc, được sử dụng chuyên dùng chứa và vận chuyển khí, có số ký hiệu in cố định trên vỏ mặt bồn, và chuyên chở bằng xe ô tô chuyên dùng;
d) Các phương tiện khác có thể sử dụng nhiều lần để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Thời hạn tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Trường hợp thương nhân với bên đối tác thỏa thuận kéo dài thời hạn tạm nhập, tạm xuất thì trước khi hết thời hạn đã đăng ký, người khai hải quan có văn bản thông báo và nộp kèm văn bản thỏa thuận gia hạn tạm nhập, tạm xuất cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục. Quá thời hạn tạm nhập, tạm xuất đã đăng ký, nếu thương nhân chưa tái xuất, tái nhập hàng hóa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm d Khoản 1 Điều này;
b) Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành đối với phương tiện quay vòng quy định tại điểm a, điểm b, điểm c Khoản 1 Điều này;
c) Chứng từ vận tải đối với hàng hóa tạm nhập vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
d) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
...
Như vậy, xuất khẩu container rỗng (có hoặc không có móc treo) theo phương thức tạm nhập tái xuất để chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì cần phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
Thời gian quá cảnh hàng hóa tối đa tại lãnh thổ Việt Nam là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 47 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thời gian quá cảnh như sau:
Thời gian quá cảnh
1. Thời gian quá cảnh lãnh thổ Việt Nam tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn; trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
2. Đối với hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất hoặc phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong thời gian quá cảnh cần phải có thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó và phải được cơ quan hải quan nơi làm thủ tục quá cảnh chấp thuận; trường hợp gia hạn thời gian quá cảnh đối với hàng hóa quá cảnh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 44 của Luật này thì phải được Bộ trưởng Bộ Công Thương cho phép.
3. Trong thời gian lưu kho và khắc phục hư hỏng, tổn thất quy định tại khoản 2 Điều này, hàng hóa và phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh vẫn phải chịu sự giám sát của cơ quan hải quan.
Theo đó, thời gian quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ trường hợp được gia hạn;
Trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam hoặc bị hư hỏng, tổn thất; phương tiện vận tải chở hàng quá cảnh bị hư hỏng trong quá trình quá cảnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?