Tải về Mẫu S02-BNV/2008 - mẫu sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức mới nhất? Hướng dẫn cách chi tiết?
Tải về Mẫu S02-BNV/2008 - mẫu sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức mới nhất?
Mẫu sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức là Mẫu S02-BNV/2008 được ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV.
Tải về Mẫu sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức
>> Xem thêm: Tải về Mẫu sổ đăng ký hồ sơ cán bộ, công chức
Tải về Mẫu S02-BNV/2008 - mẫu sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức mới nhất? Hướng dẫn cách chi tiết? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức chi tiết?
Hướng dẫn cách ghi sổ giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức được quy định tại Mẫu S02-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV như sau:
1. Số thứ tự: ghi số đếm tăng dần ứng với mỗi một hồ sơ của cán bộ, công chức khi được tiếp nhận hoặc chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác quản lý.
2. Ngày bàn giao: ghi ngày tháng, năm tiến hành việc bàn giao hoặc tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 11/2012/TT-BNV).
3. Họ và tên người bàn giao: ghi họ và tên của người được cơ quan có thẩm quyền phân công hoặc uỷ quyền thực hiện việc chuyển giao hồ sơ cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình cho cơ quan, tổ chức, đơn vị khác quản lý.
4. Đơn vị công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc chuyển giao hồ sơ của cán bộ, công chức.
5. Nội dung bàn giao; ghi rõ chuyển giao hồ sơ của ai theo đúng thủ tục chuyển giao hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế quản lý hồ sơ cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định 14/2006/QĐ-BNV ngày 6 tháng 11 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội (đã hết hiệu lực được thay thế bởi Thông tư 11/2012/TT-BNV).
6. Họ và tên người nhận: ghi họ và tên của người được cơ quan có thẩm quyển phân công hoặc uỷ quyền thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ cán bộ, công chức của cơ quan tổ chức, đơn vị khác chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý.
7. Đơn vị công tác: ghi tên cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ cán bộ, công chức.
8. Chữ ký người nhận: người trực tiếp làm nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ ký tên.
9. Chữ ký người bàn giao: người trực tiếp chuyển giao hồ sơ ký tên.
10. Ghi chú: ghi những thông tin bổ sung về đặc điểm của hồ sơ khi bàn giao (nếu cần thiết) để thuận tiện cho công tác quản lý hồ sơ sau này./.
Ghi chú: Hướng dẫn trên đây được in ở mặt sau của trang bìa quyển Sổ Giao nhận hồ sơ cán bộ, công chức theo Mẫu S02-BNV/2008 ban hành kèm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BNV.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng phụ cấp theo mức lương cơ sở mới phải đáp ứng điều kiện gì?
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng phụ cấp theo mức lương cơ sở mới phải thuộc một trong các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;
(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP;
(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;
(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
- Nghị định 33/2012/NĐ-CP
- Nghị định 45/2010/NĐ-CP
- Nghị định 204/2004/NĐ-CP
- Nghị định 111/2022/NĐ-CP
- Luật Viên chức 2010
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019
- Luật Cán bộ, công chức 2008
- Nghị định 73/2024/NĐ-CP
- Quyết định 14/2006/QĐ-BNV
- Thông tư 11/2012/TT-BNV
- Quyết định 02/2008/QĐ-BNV
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
- Phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất là gì? Sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước như thế nào?
- Định hướng sắp xếp và hợp nhất 14 Bộ cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141? Ưu điểm và nhược điểm của định hướng?
- Người đề nghị thẩm định hoạt động xây dựng là ai? Trách nhiệm của người đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu cung cấp dịch vụ liên tục là mẫu nào? Nội dung của hợp đồng theo mẫu?