Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng được quy định tại Điều 16 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng
...
5. Đối với dự án gồm nhiều công trình với nhiều loại và cấp khác nhau, thẩm quyền thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng được xác định theo công trình chính của dự án hoặc công trình chính có cấp cao nhất trong trường hợp dự án có nhiều công trình chính.
Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định được lựa chọn trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo một công trình chính của dự án. Cơ quan thực hiện thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo chuyên ngành về các nội dung theo quy định tại Điều 18 Nghị định này đối với các công trình chính còn lại trong quá trình thẩm định.
6. Đối với dự án đầu tư xây dựng được phân chia thành các dự án thành phần theo quy định thì thẩm quyền thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng được xác định theo nhóm của dự án thành phần và cấp của công trình thuộc dự án thành phần.
7. Trường hợp trình thẩm định theo dự án thành phần quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này hoặc theo giai đoạn thực hiện đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị và khu nhà ở, người đề nghị thẩm định phải trình cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án thành phần hoặc giai đoạn thực hiện có các công trình hạ tầng kỹ thuật dùng chung của dự án trước hoặc đồng thời với các dự án thành phần hoặc công trình còn lại.
...
Theo đó, trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định được lựa chọn trình thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo một công trình chính của dự án.
Cơ quan thực hiện thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo chuyên ngành về các nội dung theo quy định tại Điều 18 Nghị định 175/2024/NĐ-CP đối với các công trình chính còn lại trong quá trình thẩm định.
Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định? (Hình từ Internet)
Ảnh hưởng của công trình chính đến dự án đầu tư xây dựng là gì?
Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Công trình chính của dự án đầu tư xây dựng là công trình có công năng, quy mô quyết định đến mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án.
2. Công trình ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng là công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục XI Nghị định này.
3. Công trình xây dựng theo tuyến là công trình được xây dựng theo hướng tuyến trong một hoặc nhiều khu vực địa giới hành chính, như: đường bộ; đường sắt; luồng, kênh đường thủy nội địa; luồng, kênh hàng hải; tuyến cáp treo; đường dây tải điện; mạng cáp ngoại vi viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động; đường ống dẫn dầu, dẫn khí, cấp thoát nước; đập đầu mối công trình thủy lợi, thủy điện; hệ thống dẫn, chuyển nước; đê, kè và các công trình tương tự khác.
...
Theo đó, công trình chính của dự án đầu tư xây dựng là công trình có công năng, quy mô quyết định đến mục tiêu, quy mô đầu tư của dự án.
Dự án đầu tư xây dựng công trình nào chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng?
Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Dự án đầu tư xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo;
- Dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư không quá 20 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tiền sử dụng đất), trừ dự án đầu tư xây dựng công trình di sản văn hoá thực hiện theo pháp luật về di sản văn hoá;
- Dự án đầu tư xây dựng nhóm C nhằm mục đích bảo trì, duy tu, bảo dưỡng;
- Dự án nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng, đường thủy nội địa;
- Dự án đầu tư xây dựng có nội dung chủ yếu là mua sắm hàng hóa, cung cấp dịch vụ, lắp đặt thiết bị hoặc dự án sửa chữa, cải tạo không ảnh hưởng đến an toàn chịu lực công trình có chi phí xây dựng (không bao gồm chi phí thiết bị) dưới 10% tổng mức đầu tư và không quá 10 tỷ đồng (trừ dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư);
- Người quyết định đầu tư được quyết định việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng đối với các dự án quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 5 Nghị định 175/2024/NĐ-CP khi dự án có yêu cầu đặc thù về kỹ thuật xây dựng hoặc thiết kế công nghệ cần lập thiết kế cơ sở; các dự án này không thuộc trường hợp phải thẩm định tại cơ quan chuyên môn về xây dựng.
Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, đảm bảo các nội dung thẩm định tuân thủ theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp các công trình chính có cùng một cấp, người đề nghị thẩm định có được lựa chọn cơ quan trình thẩm định?
- Phần ngầm của công trình xây dựng trên mặt đất là gì? Sử dụng mô hình BIM để hỗ trợ công tác quản lý nhà nước như thế nào?
- Định hướng sắp xếp và hợp nhất 14 Bộ cơ quan ngang Bộ theo Kế hoạch 141? Ưu điểm và nhược điểm của định hướng?
- Người đề nghị thẩm định hoạt động xây dựng là ai? Trách nhiệm của người đề nghị thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng?
- Mẫu đơn đăng ký hợp đồng theo mẫu cung cấp dịch vụ liên tục là mẫu nào? Nội dung của hợp đồng theo mẫu?