Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì là gì? Trường hợp nào thì việc tái tạo sẽ chỉ định và chống chỉ định?
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì là gì?
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì là một trong 90 quy trình kỹ thuật Ngoại khoa, chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016.
Căn cứ theo Mục I Quy trình kỹ thuật Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
TÁI TẠO PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN GẤP 2 THÌ
I. ĐẠI CƯƠNG
- Tái tạo phục hồi gân hai thì trong các tổn thương gân gấp vùng II đến muộn sau 3 tuần, nguyên tắc là ghép gân tự thân và đưa miệng nối gân ra ngoài vùng II
...
Theo đó, có thể hiểu rằng tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì trong các tổn thương gân gấp vùng II đến muộn sau 3 tuần, nguyên tắc là ghép gân tự thân và đưa miệng nối gân ra ngoài vùng II.
Như vậy, tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì được hiểu theo quy định như trên.
Phẫu thuật (hình từ internet)
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 sẽ chỉ định và chống chỉ định thực hiện khi nào?
Căn cứ theo Mục II và Mục III Quy trình kỹ thuật Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
TÁI TẠO PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN GẤP 2 THÌ
...
II. CHỈ ĐỊNH
- Người bệnh đứt gân gấp vùng II muộn quá 3 tuần, cho phép ghép gân tự thân nối ở vùng I và vùng III
- Vết thương phải lành tốt
- Các khớp phải mềm mại.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Vết thương bàn tay nhiễm trùng, các khớp ngón tay cứng
...
Theo đó, người bệnh được tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 trong những trường hợp như:
- Người bệnh đứt gân gấp vùng II muộn quá 3 tuần, cho phép ghép gân tự thân nối ở vùng I và vùng III
- Vết thương phải lành tốt
- Các khớp phải mềm mại.
Bên cạnh đó thì người bệnh sẽ bị chống chỉ định khi họ có vết thương bàn tay nhiễm trùng, các khớp ngón tay cứng.
Như vậy, nếu người bệnh thuộc trường hợp chỉ định thì thực hiện phẫu thuật bình thường.
Tuy nhiên nếu người bệnh thuộc trường hợp chống chỉ định thì có thể sẽ không thực hiện được phẫu thuật này.
Tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 sẽ phải chuẩn bị những gì và tiến hành ra sao?
Căn cứ theo Mục IV và Mục V Quy trình kỹ thuật tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 thì ban hành kèm theo Quyết định 4484/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
TÁI TẠO PHỤC HỒI TỔN THƯƠNG GÂN GẤP 2 THÌ
...
IV. CHUẨN BỊ.
1. Người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Vô cảm: Gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
2. Kỹ thuật:
- Vệ sinh bàn tay kỹ
- Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường
- Rạch da chữ Z theo Bruner
Thì 1: Kiểm tra tổn thương gân và bao gân,
Cắt bỏ gân gấp nông và gân gấp sâu trên nguyên ủy cơ giun ở gan tay
Tạo hình lại các ròng dọc nhẫn của ngón tay, đặt ống silicon dưới các ròng dọc tạo hình
Thì 2: Lấy gân ghép rời (gân gan tay, gan chân..)
Khâu gân ghép vào ống silicon và luồn qua ống gân
Nối gân ghép qua xương tại nền đốt III
Khâu gân gấp đầu gần tại vùng 3 theo Kessler
- Đóng vết mổ và đặt nẹp CBT tư thế để sau 3 tuần
Theo đó, tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 sẽ phải chuẩn bị theo bước sau;
Bước 1. Về người bệnh: Tâm lý cho người bệnh, hồ sơ bệnh án đầy đủ thủ tục hành chính và các xét nghiệm.
Bước 2. Người thực hiện: Phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình và hai người phụ
Bước 3. Phương tiện trang thiết bị: Bộ dụng cụ phẫu thuật bàn tay
Bước 4. Dự kiến thời gian phẫu thuật: 90 - 120 phút
Sau khi tiến hành xong các bước chuẩn bị thì sẽ đến bước tiến hành theo trình tự sau:
Bước 1. Vô cảm người thực hiện sẽ gây tê đám rối thần kinh cánh tay hoặc gây mê
Bước 2. Kỹ thuật thực hiện như: Vệ sinh bàn tay kỹ; Ga rô cánh tay: tốt nhất ga rô hơi với áp lực 200- 250mmHg, ga rô đuổi máu cho sạch phẫu trường; Rạch da chữ Z theo Bruner
Thì 1: Kiểm tra tổn thương gân và bao gân,
Cắt bỏ gân gấp nông và gân gấp sâu trên nguyên ủy cơ giun ở gan tay
Tạo hình lại các ròng dọc nhẫn của ngón tay, đặt ống silicon dưới các ròng dọc tạo hình
Thì 2: Lấy gân ghép rời (gân gan tay, gan chân..)
Khâu gân ghép vào ống silicon và luồn qua ống gân
Nối gân ghép qua xương tại nền đốt III
Khâu gân gấp đầu gần tại vùng 3 theo Kessler
- Đóng vết mổ và đặt nẹp CBT tư thế để sau 3 tuần
Như vậy, việc tái tạo phục hồi tổn thương gân gấp 2 ở bước chuẩn bị sẽ phải đủ 3 bước như trên và bước tiến hành kỹ thuật cũng phải thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?