Tài sản riêng của con chưa thành niên thì cha mẹ có phải đương nhiên là người quản lý hay không?
- Tài sản riêng của con chưa thành niên thì cha mẹ có đương nhiên là người quản lý hay không?
- Khi cha mẹ là người quản lý tài sản của con chưa thành niên thì có được quyền định đoạt tài sản đó hay không?
- Trong quá trình quản lý tài sản của con nếu cha mẹ làm hủy hoại tài sản của con thì bị xử lý như thế nào?
Tài sản riêng của con chưa thành niên thì cha mẹ có đương nhiên là người quản lý hay không?
Quản lý tài sản riêng của con được quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.
Như vậy, cha mẹ không đương nhiên là người quản lý tài sản đối với con chưa thành niên. Nếu con đang được người khác giám hộ thì cha mẹ không quản lý tài sản của con mà quyền này thuộc về người giám hộ.
Ngoài ra khi con được hưởng di sản thừa kế theo di chúc được người cho hưởng di sản chỉ định người khác quản lý tài sản đó thì cha mẹ cũng không quản lý tài sản của con trong trường hợp này.
Tài sản riêng của con chưa thành niên thì cha mẹ có đương nhiên là người quản lý hay không? (Hình từ Internet)
Khi cha mẹ là người quản lý tài sản của con chưa thành niên thì có được quyền định đoạt tài sản đó hay không?
Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên được quy định tại Điều 77 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, theo đó:
Định đoạt tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự
1. Trường hợp cha mẹ hoặc người giám hộ quản lý tài sản riêng của con dưới 15 tuổi thì có quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con, nếu con từ đủ 09 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
2. Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
3. Trong trường hợp con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự thì việc định đoạt tài sản riêng của con do người giám hộ thực hiện.
Như vậy, cha mẹ có quyền định đoạt tài sản của con dưới 15 tuổi vì lợi ích của con. Ngoài ra, cha mẹ phải xem xét nguyện vọng của con khi con từ đủ 09 tuổi trở lên. Đối với con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ.
Trong quá trình quản lý tài sản của con nếu cha mẹ làm hủy hoại tài sản của con thì bị xử lý như thế nào?
Mức phạt hành chính hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
...
Như vậy hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có thể bị phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Ngoài ra, người hủy hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 theo đó:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
...
Như vậy, hành vi hủy hoại tài sản của con có thể bị xử phạt hành chính lên đến 5.000.000 đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản như quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu khảo sát mức độ hài lòng về lương thưởng, công việc của nhân viên công ty? Tải mẫu tại đâu?
- Mẫu hợp đồng nguyên tắc thuê máy móc thiết bị thi công xây dựng? Thời hạn thuê máy móc thiết bị thi công trong hợp đồng là bao lâu?
- Trong tố tụng hình sự, đầu thú là gì? Thời hạn tạm giữ người phạm tội đầu thú là bao nhiêu ngày?
- Nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác phần mềm quản lý cán bộ Bộ Giao thông vận tải được quy định ra sao?
- Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 được bắn pháo hoa không?